Tên thường gọi: Chùa Quỳnh Lâm
Chùa nằm trên một ngọn đồi thấp Tiên Du, thuộc xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được khởi dựng từ thời Lý. Theo truyền thuyết thì Thiền sư Không Lộ đời Lý – có tài liệu ghi là Quốc sư Minh Không – cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao 6 trượng, là một trong “Thiên Nam tứ khí” (bốn bảo vật của Việt Nam).
Chùa trở thành một trung tâm Phật giáo của cả nước từ lúc Trúc Lâm đệ nhị tổ Pháp Loa lập Viện Quỳnh Lâm vào năm 1317 để đào tạo tăng ni. Bấy giờ chùa được giới quý tộc đóng góp nhiều của cải, ruộng đất, tất cả hơn nghìn mẫu và nô tỳ hơn nghìn người. Năm 1319, Thiền sư Pháp Loa kêu gọi tăng ni và Phật tử chích máu in kinh Đại Tạng hơn 5.000 quyển cất giữ ở chùa. Chùa cũng là nơi Thiền sư Pháp Loa giảng hội thứ năm và hội thứ chín kinh Hoa Nghiêm. Mỗi lần giảng, có từ 500 đến hơn 1000 người dự nghe. Năm 1325, Thiền sư tổ chức lễ hội nghìn Phật ở chùa trong 7 ngày đêm. Năm 1327, Thiền sư cho đúc pho tượng Di Lặc lớn. Năm 1329, Thiền sư cho đem một phần xá lợi của Trần Nhân Tông về đặt trong tháp đá ở chùa.
Chùa bị hư hỏng hoàn toàn vào cuối thời Trần. Tấm bia Trùng tu tái tạo Tiên Du sơn đệ nhất Quỳnh Lâm tự bi năm 1629 cho biết chùa đã được dựng lại quy mô tổng cộng 103 gian, gồm: Tam quan, tiền đường, tòa thiêu hương, hành lang tả hữu, gác chuông, nhà tăng…
Ở sân trước chùa có nhiều tháp cổ, trong đó có tháp Tịch Quang là tháp mộ Thiền sư Chân Nguyên (1727). Trên tháp có tấm bia Tuệ Đăng Chính Giác Hòa thượng Chân Nguyên Thiền sư ghi tiểu sử của Thiền sư Chân Nguyên.
Đặc biệt, chùa còn giữ một tấm bia thời Lý cao 2,43m, ngang 1,54m, khắc chữ hai mặt, và một số di vật bằng đá, đất nung cổ.
Thời Thiệu Trị, chùa bị cháy chánh điện và tiền đường. Năm 1910 và năm 1947, chùa lại bị hỏa hoạn và chiến tranh tàn phá nặng nề.
Chùa hiện được Thượng tọa Thích Đạo Quang tổ chức trùng tu mở rộng. Năm 1995, chùa đã xây nhà bia, nhà thờ Trúc Lâm Tam Tổ và gác chuông.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tên thường gọi: Chùa Quang ÂnChùa tọa lạc ở thôn Trung, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội bên bờ Ngọc Thanh Đàm, diện tích trên 10.000m2. Chùa thuộc hệ
Tên thường gọi: Chùa SởChùa thường được gọi là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phương Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. ĐT: 04.8532683. Chùa thuộc
Tên thường gọi: Chùa Đồng BụtChùa thường gọi là chùa Đồng Bụt, tọa lạc ở xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Sách Di tích
Tên thường gọi: Chùa Đông ThiệnChùa tọa lạc ở thôn Niệm, xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. ĐT: 031.851353. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa xưa được dựng
Tên thường gọi: Chùa Văn QuánChùa thường được gọi là chùa Văn Quán, tọa lạc tại đường Văn Quán, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông