Miền Bắc (125)


Chùa Đông Môn

Tên thường gọi: Chùa Cầu Đông

Chùa thường được gọi là chùa Cầu Đông, tọa lạc ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm trong sách Hà Nội danh lam cổ tự (NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003) cho biết chùa có tên chữ là Đông Môn tự. Sở dĩ có tên gọi này vì chùa nằm ở phía Đông của hoàng thành Thăng Long xưa. Tuy nhiên dân gian vẫn quen gọi là chùa Cầu Đông vì chùa ở gần cầu Đông trên dòng sông Tô, bên cạnh chợ Cầu Đông – nơi chàng trai Tú Uyên ở phường Bích Câu mua được bức tranh người đẹp Giáng Kiều, thêu dệt nên truyện tình thơ mộng trong Bích Câu Kỳ Ngộ ngày trước.
Theo tấm bia Đông Môn tự ký dựng tháng 10 năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) thì chùa do nhà sư trụ trì  Đạo Án thế danh Nguyễn Văn Hiệp mua đất của Tăng thống Đạo Tâm thế danh Phạm Đức để mở rộng quy mô chùa. Chúa Trịnh Tráng chuẩn ban cho làm chùa tư. Chùa được trùng tu vào các năm 1639, 1712, 1813, 1817… Vào những năm đầu thế kỷ XX, Thiền sư Thích Thông Toàn đã cho trùng tu chùa. Chùa lại được trùng tu vào năm 2000. Các công trình kiến trúc chùa hiện nay gồm có tam quan, tiền đường, thiêu hương, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và một dãy hành lang.
Chùa còn giữ nhiều di vật có giá trị như đại hồng chung đúc năm Cảnh Thịnh (1800), 3 tấm bia đá thời Lê, nhang án, giá gỗ đỡ bát hương tạo hình Tứ vị Kim Cương và khoảng 60 tượng thờ. Các pho tượng có tính nghệ thuật cao như bộ tượng Tam Thế Phật (nửa đầu thế kỷ XVIII), tượng Bồ tát Quan Âm, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Tuyết Sơn… Đặc biệt chùa có thờ tượng Trần Thủ Độ và tượng Trần Thị Dung là những người có công mở mang cơ nghiệp nhà Trần.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1989.
 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Pháp Vân

Tên thường gọi: Chùa NànhChùa thường được gọi là chùa Nành, tọa lạc ở làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa

Chùa Viên Minh

Tên thường gọi: Chùa Hai Bà TrưngChùa thường được gọi là chùa Hai Bà Trưng, tọa lạc tại phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, trong

Chùa Long Châu

Tên thường gọi: Chùa Tử TrầmChùa thường được gọi là chùa Trầm, tọa lạc ở xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được dựng

Chùa Đồng Quang

Tên thường gọi: Chùa  Đồng QuangChùa tọa lạc tại số 15, ngõ 119, phố Tây Sơn, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Dưới thời Lê Trung Hưng, khu vực này là trường

Chùa Phúc Lâm

Tên thường gọi: Chùa LươngChùa thường gọi là chùa Lương, tọa lạc ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ thành phố Nam Định đi theo đường 21 về

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách