Miền Bắc (125)


Chùa Pháp Vân

Tên thường gọi: Chùa Dâu

Chùa thường được gọi là chùa Dâu, tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh  Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Pháp Vân cùng các chùa Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện hợp thành chùa Tứ Pháp. Ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần: chùa Pháp Vân thờ Bà Dâu, chùa Pháp Vũ thờ Bà Đậu, chùa Pháp Lôi thờ Bà Tướng, chùa Pháp Điện thờ Bà Dàn.
Chùa được xây dựng vào khoảng đầu Tây lịch ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu, là một trung tâm Phật giáo Việt Nam xưa nhất. Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) – người Nam Thiên Trúc, sang Trung Hoa, đắc pháp với Tam Tổ Tăng Xán, được Tam Tổ chỉ dạy về phương Nam truyền đạo – đã đến chùa vào tháng Ba năm Canh Tý (580), mở đạo tràng thuyết pháp, lập nên Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam.
Chùa đã được Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra dựng lại với quy mô lớn vào thế kỷ XIV và được trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau.
Ở tòa thượng điện còn một số mảng chạm khắc của thời Trần, thời Lê. Ở đây còn có tượng Bà Chúa Trắng Trương Thị Ngọc Chử và tượng Bà Hậu Khe Nguyễn Thị Cảo. Tượng Thái phi Ngọc Chử (1666 – 1750) được tác dạng bán khỏa thân tọa thiền trên một tòa sen. Bà là mẹ của An Đô Vương Trịnh Cương (1685 – 1729) là vị chúa có nhiều tâm huyết với công cuộc cải cách kinh tế, chính trị. Bản thân Bà cũng đã cho xây dựng, trùng tu nhiều công trình văn hóa dân tộc như chùa Hàm Long, chùa Hồ Thiên, chùa Bút Tháp, chùa Pháp Vân…
Chùa có tháp Hòa Phong nổi tiếng, tương truyền có 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng, được đại trùng tu vào năm 1737. Ca dao xưa có câu:
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Chùa Pháp Vân là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay, được xem là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin  công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Sùng Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa MíaChùa tọa lạc ở làng Mía, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Chùa cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây. Xưa kia,

Chùa Đông Thuần

Tên thường gọi: Chùa Đông ThuầnChùa còn được gọi là chùa Đông Hải, tọa lạc tại số 20, đại lộ Hồ Chí Minh, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải

Chùa Bảo Sơn

Tên thường gọi: Chùa Cổ LoaChùa thường được gọi là chùa Cổ Loa, tọa lạc ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Chùa nằm trong khu di tích Cổ

Chùa Đại Thánh Quan

Tên thường gọi: Chùa Đệ TứChùa thường gọi là chùa Đệ Tứ, tọa lạc ở thôn Đệ Tứ, xã Lộc Hạ, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Nga My

Tên thường gọi: Chùa Hoàng MaiChùa thường gọi là chùa Hoàng Mai, tọa lạc tại số 04, tổ 17, đường Trương Định, ngõ 103, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng,

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách