6.- Ngài Huệ Năng vị tổ thứ sáu của Thiền Tôn ở Trung Hoa. Ngài Huệ Năng lúc nhỏ nhà nghèo, không biết chử, chuyên nghề đốn củi đem bán lấy tiền về nuôi mẹ già. Một hôm, gánh củi đến bán cho một nhà phú ông. Trong khi chờ đọi Ngài lắng nge chủ nhà tụng kinh Kim Cang. Ðến câu ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm , Ngài liền ngộ đạo. Ðợi cho chủ nhà tụng kinh xong, Ngài trầm trộ khên ngợi và hỏi rằng: Chẳng hay ông tụng kinh gì mà hay quá vậy? Tôi cũng mốn thọ trì tụng đọc như ông. Phú ông mách cho Ngài: Tại núi Ðông Sơn, huyện Huỳnh Mai có đức Ngủ tổ, thường truyền Phật độ người, ông nên đến đó mà mà cầu đạo. - Ngài trả lời: Tôi cũng muốn như thế lắm; ngặt còn mẹ già không ai nuôi dưỡng nên không biết liệu làm sao ! - Phú ông bảo: Nếu ông thật quyết chí xuất gia cầu đạo, thì hãy về cố gắng đốn củi tật nhiều, đem đến đây tôi sẽ đổi vàng cho. Ông lấy vàng ấy để lại nuôi mẹ, rồi đi xuất gia. - Ngài Huệ Năng mừng rỡ trở về, ngày đêm cố gắng đốn thật nhiều củi, đem đến bán cho Phú ông, và sau khi thu xếp việc nhà xong xuôi, Ngài đến huyện Huỳnh Mai cầu bái yết đức Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. - Ngũ tổ thấy Ngài hỏi: Ông ở đâu đến và đến đây để cầu việc gì? - Ngài đáp: Con từ phương Nam đến đây, để cầu làm Phật. Ngũ tổ thấy hình thù Ngài kì dị, nhưng căn tánh lại thông lợi phi thường, có thể nối Tổ vị sau này. Ngài không muốn trong chúng biết, nên giả quở to rằng: Ông là người mọi rợ phương Nam mà cầu thành Phật làm gì? - Ngài Huệ Năng trả lời: Bạch tổ sư ! Thân người tuy có phân chia kẻ Nam người Bắc, chứ Phật tánh vẫn bình đẳng, không phân biệt Nam, Bắc. Ngũ tổ sợ trong công chúng để ý, lộ bí mật nên chẳng hỏi han gì nữa, mà truyền cho Ngài xuống nhà trù công giã gạo Trải qua một thời gian lâu, một hôm Ngũ tổ thấy mình được già, muốn chọn người truyền Tổ vị, nên tuyên bố rằng: Nếu ai làm kệ dâng lên, được tỏ ngộ thiền cơ, thì sẽ ấn chứng và truyền pháp cho làm Tổ thứ sáu. Tin này được truyền ra rất mau chóng. Trong chúng mọi người đều nô nức, xôn xao bàn tán: Trong chúng chỉ có Thưởng tọa Thần Tú là thông minh, học nhiều và tài giỏi hơn hết, chắc thế nào Thượng tọa củng được truyền tổ vị. Nhưng Thượng tọa Thần Tú lại không dám tin chắc mình sẽ được cái may mắn ấy, nên không dám trực tiếp đem dâng bài kệ của mình cho Ngủ Tổ. Thượng tọa đợi đêm khuya thanh vắng, trong chúng đều ngủ cả, mới cầm đèn hồi hợp đến víwt một bài kệ trên vách phía đông lang và không dám ký tên. Thượng tọa Thần Tú nghĩ thầm:" Nếu nhờ công phu tu hành bấy lâu mà bài kệ này được trúng ý Tổ, thì đây là một diễm phúc lớn lao vô cùng cho ta. Lúc bấy giờ ta sẽ ra bái nhận, bằng không thì ta sẽ làm thinh như không ai biết". Nguyên văn: Thân thị Bồ-Ðề thọ Tâm như minh cảnh đài Thời thời thường phất thức Dật sử nhá trần ai. Dịch nghĩa: Thân là cây Bồ-Ðề Tâm như đài gương sáng Thường ngày hằng quét lau Chớ cho dính bụi trần. Sáng nay,tăng chúng qua lại thấy bài kệ xuất hiểntên vách đông lang, ai nấy đều trầm trồ kính phục: -Ðây rồi! Kế tổ vị đây rồi!Nếu không phải Thượng tọa Thần Tú thì còn ai nữa!nghe tăng chúng trầm trồ khen ngợi, nô nức kéo nhau đến xem bài kệ, Ngài Huệ Năngcủng từ nhầ trùtheo chúng lên xem. Sau khi xem xong bài kệ,Ngài Huệ Năng nói:- Còn đứng ngoài cửa rào. Kẻ qua người lạinghe Ngài nói thế, bĩu môi khinh bỉ: -Ðã dốt nát không biết một chữ thế kia, mà dám chê là còn đứng ngoài cửa rào! Ngài Huệ Năng ôn tồn bảo: -Tôi củng có một bài kệ, xin các Ngài viết lên vách giùm tôi, vì tôi không biết chữ. Một người liền hoan hỷ viết hộ. Huệ Năng đọc bài kệ sau đây: Nguyên văn: Bồ-Ðề bổn vô thọ Tâm phi minh cảnh đài Bổn lai vô nhứt vật Hà xứ nhá trần ai? Dịch nghĩa: Bồ-Ðề vốn không cây Tâm không phải đài gương Xưa nay không một vật Chỗ nào dính bụi trần? Nghe xong bài kệ, mọi người dều kinh ngạc: Không ngờ một người dốt nát như thếmà lại làm được bài kệ xuất sắc thâm diệu như thế? Ngủ Tổ thấy trong chúng xôn xao bàn tán, muốn dánh tan dư luấnco thể nguy hại cho Ngài Huệ Năng, nên bảo trong chúng truyền đọcbài kệ của Thượng tọa Thần Tú, mà bôi bỏ bài kệ của Ngài Huệ Năng. Một buổi chiều, Ngủ Tổ một mình đi xuống nhà trù, đến chỗ Ngài Huệ Năng giã gạo và hỏi rằng: - Gạo đã trắng chưa? (mật ý hỏi: Ðạo đã ngộ chưa? ) Ngài Huệ Năng đáp: -Bạch Tổ, gạo con giả đã trắng rồi mà còn thiếu người sàng ( mật ý Ngài muốn nói:Ðạo con đã ngộ rồi mà còn thiếu người truyền ). Ngũ Tổ nghe xong, lấy cây gậy gõ lên dầu chày ba cái rồi đi lên ( Ngủ Tỏ bảo Huệ Năng canh ba vào phòng ).Ngài Huệ Năng vào phòng Ngủ tổ. Ngài được Ngủ Tổ ấn chứng và truyền y bát cho Ngài làm tỏ thứ sáu, và dạy Ngài phải đi về phương nam ngay đêm hôm ấy, để hoằng hóa đạo pháp ( Xem quyển Lục Tổ Huệ Năng). Từ đó, Ngài Lục Tổ Huệ Năng truyền pháp ở phương Nam, còn Ngài Thần Tú thì truyền pháp ở phương Bắc. Phương Bắc chủ trương về Tiệm tu, nên gọ là "Nam đốn, Bắc tiệm" hay" Nam Năng Bắc Tú". Sau đây là bản lược đồ về sáu vị tỏ thiền tôn ở Trung Hoa: Sơ tổ : Ngài Bồ-Ðề Ðạt -Ma Nhị tổ : Ngài Huệ -Khả (Thần Quang) Tam tổ :Ngài Tăng- Xán Tứ tổ :Ngài Ðạo Tín Ngũ tổ :Ngài Hoằng Nhẫn Ngài Ngưu Ðầu thiền Sư Lục tổ :Ngài Huệ Năng Ngài Thần Tú. Từ Ngài lục tổ Huệ Năng về sau, không còn cái lệ truyền y bát nữa, và các tổ không còn ấn chứng rieng cho một vị nào. Do đó trong Thiền thiền Tôn không còn truyền thống duy nhất nữa, mà lại chia ra làm hai phái và năm dòng sau đây: Hai Phái Và Năm Dòng Thiền Ngài Huệ Năng từ khi lên làm lục tổ đã truyền pháp cho rất nhiều đệ tử. Trong số các đệ tử, nỗi tiếng hơn hết là Ngài Hoài NHượng ởở nam nhạc và Ngài Hành Tú ở Thanh Nguyên (xêm Pháp Bảo Ðàn Kinh). Hai Ngài này là mở đầu cho hai phái Thiền Tôn là phái Nam nhạc và pháiTHanh Nguyên. Phái Nam nhạc vè sau lại chia làm hai dòng là: Lâm tế và Quy ngưởng. Phái Thanh Nguyên lại chia làm ba dòng là: Tào Ðộng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Sau đây là lược đồ của hai phái và năm dòng Thiền Tôn ở Trung Hoa. I.-Ngài Hoài Nhượng ( Ở Nam nhạc ) 1.-Lâm tế 2.-Quy Ngưởng II.-Ngài Hành Tú (Ở Thanh Nguyên) 3.-Tào Ðộng 4.-Vân Môn 5.-Pháp Môn 1.-Dòng Lâm Tế a)Sự truyền thừa của dòng Lâm Tế, tuần tự như sau: -Hoài Nhượng Thiền Sư -Ðạo Nhứt Thiền Sư(họ Mã, tục gọi là Mã Tổ) -Bách Trượng Thiền Sư(Hoài Hải) -Huỳnh Nghiệt Thiền Sư (Hỳ Vân)- Lâm Tế Nghĩa Hùyen. b.-Sự truyền pháp (thiền cơ) của tôn Lâm Tế: Như chúng tôi đã nói ở phần đầu của tập sách này, sự truyền pháp của phái Thiền Tôn khó mà hiểu được, đói với người thường. Chẳng hạn như trong phái Lâm tế, sự truyền pháp chỉ dùng thiền trượng đánh và hết to lên, mà làm cho thiền giả được ngộ đạo. Cái lối khai ngộ này khởi đầu từ Ngài Huỳnh Nghiệt Thiền-sư: để cầu giác ngộ, một hôm Ngài Lâm tế hỏin Huỳnh Nghiệt: -Sao gọi là đại ý Phật pháp? Ngài Huỳnh Nghiệt liền lấy thiền trượng( gậy hoặc roi) đánh Ngài Lâm tế một cái. Ba lần Ngài Lâm tế hỏi, thì ba lần được dánh như thế. Ngài Lâm tế lầylam bối rối, không hiểu ý nghĩa làm sao, nên đến tham học với Ngài Ðại Ngu Thiền sư, nhờ thế Ngài Lâm tế mợingô được tôn chỉ của Ngài Huỳnh Nghiệt. Từ đó về sau, dòng Lâm tế mỗi khi khai ngộ cho đệ tử, đều dùng phương pháp đánh và hét ấy. Ngài Lâm tế nói:"Có khi hét một tiếng như bữu kiếm kim cương vương , có khi hét một tiéng như sư tử giậm chân , có khi hét một tiếng như quơ cây nơi bóng cỏ, có khi hét một tiếng, không khởi cái dụng của tiếng hét ".bởi thế nên người đời gọi là" Lâm tế tứ yết " (bốn tiếng hét của Lâm tế). Dòng Lâm tế sau lại chia làm hai nhánh:Dương kỵ và Huỳnh long. Từ đời Tống về sau, dòng Lâm tế rất thạnh hành. Cho đến ngày nay về Thiền tôn trong các Ðại tòng lâm, phần nhiều là dòng Lâm tế. 2.-Dòng Quy Ngưỡng Tổ Bách Trượng Thiền sư truyền cho Ngài Linh Hựu Thiền sư ở núi Quy sơn đất Ðàm châu. Ngài Linh Hựu truyền cho Ngài Quy Ngưỡng Huệ Tịch. Ngài Quy Ngưỡng là một vị Thiền sư đắc đạo, sự mầu nhiệm của Ngài , không ai có thể lường được . ảnh hưởng của Ngài rất lớn, vì thế cho nên người ta lấy tên Ngài để đặt tên cho cả một dòng Thiền tôn. sự truyền đạo của Ngài củng rất kỳ lạ. Một khi có ai đến hỏi đàothi Ngài Quy Ngưỡng chỉ vẽ tướng trâu, hoặc vẽtướng người , tướng Phật hay chữ Vạn, mà người được ngộ đạo. 3.-Dòng Tào Ðộng: Sự truyền thừa của tôn này, thứ tự như sau: Ngài Thanh Nguyên Thiền Sư Ngài Hy Thiên Thiền sư, tức Ngài Thạch Ðầu Hòa Thượng Ngài Dược Sơn Thiền Sư Ngài Vân Nham Thiền Sư Ngài Lương Giới Thiền Sư ở núi Ðông Sơn Ngài Bổn Tịch Thiền Sư ở núi Tào Sơn Ngài Vân Nham Thiền Sư đã dùng pháp Bửu cảnh tam muội, truyền cho Ngài Lương Giới (Ðông Sơn); Ngài lương giới cũng dùng pháp này để truyền cho Ngài Bửu Tịch (Tào Sơn). 4.- Dòng Vân-Môn: Sự truyền thừa của tôn này, thứ tự như sau: a).Ngài Thạch-Ðầu Thiền sư b).Ngài Thiên-Hoàng. c).Ngài Long-Ðàm. d).Ngài Ðức-sơn. đ).Ngài Tuyết-phong. e).Ngài Vân-Uyển Thiền-sư ở đất Thiền-châu, Vân-môn. Cách truyền pháp của Ngài Vân-Uyển (Vân-môn) cũng rất kỳ lạ, ít ai hiểu được nghĩa lý: ai đến hỏi đạo, thì Ngài chỉ nói một chữ Dám. Nếu người cầu đạo ngần-ngại không hiểu, thì Ngài nói thêm chữ Di. Vì Ngài chỉ đáp có một chữ như thế cho người cầu đạo, nên người đời gọi pháp quán của Ngài là Nhứt tự quán ( Quán sát cái lý trong một chữ Dám hay chữ Di . 5.- Dòng Pháp-nhãn : Sự truyền thừa của tôn này, thứ tự như sau: a). Ngài Tuyết-phong Thiền-sư. b). Ngài Huyền-sang Thiền-sư. c). Ngài Xa-hán Thiền-sư. d). Ngài Vân-ích Thiền-sư. Phương pháp khai thị cho người đến cầu đạo của Ngài Vân-ích Thiền-sư là đúng sáu tướng trong kinh Hoa-Nghiêm sau đây: - Tổng tướng: Tức là muốn nói đến chơn-như nhứt tâm. - Biệt tướng: Tức là các duyên sanh khởi từ chơn-như nhứt tâm. - Ðồng tướng: Các pháp đều đồng như nhau. - Dị tướng: Tùy theo mỗi tướng không bình đẳng. - Thành tướng: Dựng lập ra cảnh-giới. - Hoại tướng: Vị trí không đồng tức là hoại tướng. Thiền Tông Ở Việt Nam Như chúng ta đã biết, Phật Giáo Việt-Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật Giáo Trung Hoa. Cho nên, nếu ở Trung Hoa Thiền tôn được thịnh hành truyền bá, thì ở Việt-Nam Thiền tôn củng được xem như là một phái chính củ đạo Phật . đấy cũng là một lẽ dĩ nhiên, không có gì là khó hiểu. Phật giáo truyền vào Việt-Nam từ thế kỷ thứ II tây lịch, do các vị danh Tăng người Ấn Ðộ và Trung Hoa, như các Ngài Ma-Ha-Ha-KỳVực, Ngài Khương-Tăng-Hội(người Ấn Ðộ ), Ngài Mâu-Bác(người Trung Hoa). Trong thời gian xa xưa này, chúng ta không thể biết được các vị này thuộc tôn phái nào, và truyền vào Việt-Nam giáo lý gì. Nhưng chúng ta có thể biết chắc là không phải phái Thiền tôn. vì Thiền tôn ở Việt-Nam là do từ Trung Hoatruyền sang. Mà Thiền tôn ở Trung Hoathì phải đợi đếnđầu thế kỷ thứ VI, dưới đời Lương-Võ-Ðế (528), tổ Bồ-Ðề -Ðạt-Ma mới đưa vào. vậy thì nhất địnhlà Thiền tôn ở Việt-Nam chỉ có thể xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ VI Tây lịch. Sự phỏng đoán này đã được lịch sử truyền giáo ở Việt-Nam chứng minh. Vào năm 580 ( cuối thế kỷ thứ VI ), Ngài Tỳ-Nhiều-Ða-Lưu-Chi, làn đầu tiên truyền thiền tôn vào Việt-Nam , và là vị sơ tổ về Thiền tôn Việt-Nam . sau Ngài Tỳ-Nhiều-Lưu-chi củng có nhiều vị danh tăng khácđem truyền Thiền tôn vào Việt-Nam , và nhờ đó, Việt-Nam cũng có nhiều môn phái Thiền tôn như ở Trung Hoa. Một diều đặc biệt, đáng hãnh diện cho Phật tử Việt-Nam là ngoài những phái Thiền tôn ở Trung Hoa truyền sang, ngay ở nước ta, cũng có một phái Thiền tôn do một vị vua sáng lập, đó là phái Trúc Lâm mà vị sơ tổ là vua Trần Nhân T@´n. Dưới đây, chúng ta tuần tự nói về các môn phái Thiền tôn ấy: 1.-Phái Tỳ-Nhiều-Ða-Lưu-Chi; a )Vị Sơ tổ Thiền tôn ở Việt-Nam . Ngài Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi, người Ấn Ðộ là đệ tử Ngài Tăng-Xán (Tam tổ thiền tôn). Lầìn đầu tiên gặp tổ Tăng Xán ở núi Tư Không, thấy phong mạo của tổ khác thường, Ngài Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi sanh lòng kính phục, chắp tay đảnh lễ. Ngài đãnh lễ ba lần mà tổ vẫn ngồi lim dim đôi ắt chứ không nói gì hết (thiền cơ) .Ngài đứng yên nghĩ ngợi một hồi, bỗng thấy trong người đổi khác, nhu tỏ ngộ được điều gì. Ngài liền sụp xuống lạy ba lạy.Tổ cũng chỉ gật đầu ba cái mà thôi (thiền cơ). Sau buổi gặp gỡ đầu tiên ấy, Ngài trở thành một trong những đệ tử xúat sắc nhất của tổ tăng Xán. Về sau, Tổ dạy Ngài sang phương nam để truyền đaọ, Ngài vâng lệnh sang Việt-Nam vào khoảng cuối thế kỷ thứ VI, trụ trì tại chùa Pháp vân ở tỉnh Hà Ðông. Khi sắp thị tịch, Ngài gọi đệ tử là Ngài Pháp Hiển vào phòng phú chúc rằng: " Tâm ấn của Phật , không có thể mập mờ được , Tâm ấn viên mãn như thái hư không thừa, không thiếu, không đến không đi không được , không mất, không phải đông nhất, cũng không phải sai biệt, không thường cũng không đoạn, không sanh cũng không diệt không xa xách cũng không phải không xa xách. Chỉ vìđối với vọng nên giả đặt ra tên ấy (Tâm ấn) mà thôi". Chư Phật trong ba đời do đó (tâm-ấn) mà được đạo. Lịch đại Tổ-sư cũng do đó mà chứng ngộ. Ta đây cũng vậy, mà ông cũng thế, cho đến các loại hữu tình vô tình cũng đều như thế cả. Khi đệ tam Tổ Tăng-xán ấn chứng tâm-ấn cho ta, đã bảo rằng: Ông nên sang phương Nam hoằng đạo, chớ ở đây làm gì. Do đó, ta đi trải qua bao nhiêu chỗ mới đến đây. Ta nay được gặp ông, thật đúng như lời huyền-ký ấy. Vậy ông nên nhớ kỹ lời ta. Giờ đây nhằm lúc ta đi rồi ! Dạy xong, Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi chắp tay ngồi yên lặng mà tịch diệt. Ðệ-tử trà-tỳ (thiêu) rồi thu xá lợi, xây tháp để thờ. Về sau, vua Lý-Thái-Tôn có bài kệ truy-tán Ngài như sau: Nguyên văn: Sáng tự lai Nam Quốc Văn quân cữu tập thiền Ưĩng khai chi Phật tín Viễn hợp nhất tâm nguyên Hạo hạo Lăng-già nguyệt Phân phân Bát-nhã liên Hà thời hạnh tương kiến Tương dữ thoại trùng thuyền. Dịch nghĩa: Mở lối qua người Việt Nghe Ngài thông đạo thiền Nguồn tâm thông một mạch Cõi Phật rộng quanh miền Lăng-già ngời bóng nguyệt Bát-nhã nứt mùi sen Biết bao giờ được gặp Ðàm-đạo lẽ thâm-huyền. b). Ngài Pháp-hiển Thiền-sư, vị Tổ thừ hai của Thiền-tôn Việt-Nam: Sau khi Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi tịch, Ngài Pháp-hiển là vị Tổ thứ hai của phái Thiền-tôn Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi. Ngài họ Ðỗ, quê ở Quận Chu-diên (Sơn tây bây giờ). Khi tới chùa Pháp-Vân, Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi thấy Ngài, thì nhìn kỹ vào mặt và hỏi: - Chú họ gì? Ngài Pháp-hiển hỏi lại: -Hòa-thượng họ gì? Tổ lại hỏi: -Chú không có họ à? Ngài trã lời: -Sao lại không có ! Nhưng đố Hòa-thượng biết? Tổ quát lên: -Biết để làm gì? Ngài Pháp-Hiển chợt ngộ ý Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi (thiền cơ) liền sụp xuống lạy, xin theo làm đệ-tử và sau được truyền tâm-ấn. Ðược ít lâu, sau khi Tổ tịch, Ngài vào núi Từ-sơn tu thiền-định, những loại cầm thú thường quấn quýt chung-quanh. Người đời thấy thế càng lấy làm lạ và kính mộ. Ðệ-tử tìm đến học đạo rất đông. Thiền-tôn ở trong thời kỳ này có thể nói là thạnh nhất. Ðó cũng nhờ công đức hoằng-hóa của Ngài Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi và Ngài Pháp-hiển. Về sau trong pháp nẫycung có nhiều vị thiền-sư xuất-sắc như Ngài Pháp-thuận, Vạn-hạnh .v.v... 2.- Phái Vô-Ngôn-Thông: a). Vị Sư-tổ của Pháp Thiền-tôn thứ hai ở Việt-Nam: Ngài họ Tịnh, quê ở Quảng-châu, xuất gia ở chùa Song-Lâm (Triết-giang bây giờ). Tính Ngài điềm đạm ít nói, nhưng sự lý gì cũng thông hiểu, nên người đời đặt danh hiệu Ngài là Vô Ngôn Thông. Ngài là đệ tử của Bách Trượng thiền sư (đệ tử của Mã Tổ). Khi Ngài mới đến yết kiến Bách Trượng Thiền sư gặp lúc thiền sư đang dạy chúng tăng học. Một vị tăng hỏi Bách Trượng thiền sư rằng: Thế nào là pháp môn đốn ngộ của phái Ðại-thừa? Bách Trượng thiền sư dạy rằng: -Tâm địa nhược thông, huệ nhật tự chiếu (nêu tâm địa được thông thì mặt trời huệ tự nhiên chiếu sáng). Nghe được câu ấy, tự nhiên Ngài Vô Ngôn Thông ngộ đạo. Năm 820, Ngài qua Việt-Nam tu tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Ðổng(Bắc Ninh), Ngài ngồi vây mặt vào vách trọn nhày tham thiền nhập định. Ngài tu như thế mấy năm không ai biết, chỉ trừ vị sư ở chùa ấy là Cảm Thành thiền sư, biết Ngài là bậc cao tăng trong Phật Thiền tôn, nên tôn thờ Ngài làm Thầy. Trước khi tịchn gọi Cảm Thành thiền sư mà bảo: -Ngày xưa tổ sư Nam Nhạc, khi sắp tịch có dặn lại bài kệ rằng: Nhất thế chư pháp, giai tùng tâm sanh Tâm vô sở sanh, pháp vô sở trú Nhược đạt tâm địa, sở trú vô ngại Phi ngộ thượng căn, thận vật kinh hứa. Nghĩa là: Hết thải các pháp, đều tự tâm sanh;tâm nếu không sanh, pháp không chổ trú. Nếu hiểu được vấn đề ấy thì làm việc gì cũng không trở ngại, cái tâm pháp ấy nếu không gặp được bậc tâm căn, chớ nên truyền bậy. Ðó là lời dặn của người xưa nay ta cũng dặn lại câu ấy. Nói xong Ngài chắp tay mà tịch. b) Vị Nhị tổ của phái Vô Ngôn Thông: cảm Thành thiền sư: Thiền sư quê ở huyện Tiên Du (Bắc Ninh) trụ trì tại chùa Kiến Sơn (Bắc Ninh). Khi Ngài Vô Ngôn Thông vân du qua đấy, thấy Ngài có đủ tư cách để truyền mối đạo, nên ở lại. Và Ngài Cảm Thành cũng nhận thấy ở Ngài Vô Ngôn Thông một vị thiền sư đắc đạo, nên tôn làm thầy, sớm tối hầu hạ không hề trễ nải. Hai thầy trò rất mến nhau, do đoa Ngài Vô Ngôn Thông mới đặt cho Ngài đạo hiệu là Ngài Cảm Thành thật xứng đáng là người nối chí của Ngài Vô Ngôn Thông. Một hôm có đệ tử hỏi Ngài : -Thế nào là Phật? Ngài trả lời: -Chổ nào cũng là Phật cả. Vị đệ tử lại hỏi: -Thế nào là tâm của Phật? Ngài trả lời: -Không hề che đậy chổ nào. Ðây cũng là một câu chuyện nhỏ, nhưng nói lên được cái truyền thọ tâm pháp đặc biệt, tuy giản ước mà bao hàm nhiều ý nghĩa vô cùng. Ngài Cảm Thành không bệnh mà tịch, và truyền tâm pháp cho Thiện Hội thiền sư. c) Vị tam tổ của phái Vô Ngôn Thông: Ngài Thiện Hội thiền sư: Ngài Thiện Hội quê ở Siêu Loại (Bắc Ninh). Ngài là đệ tử của Cảm Thành thiền sư, hầu thầy đã hơn 10 năm, một hôm Ngài vào phòng hỏi thầy: Trong kinh Phật có dạy: Ðức Thích Ca Như Lai từng tu hành trải vô số kiếp mới thành Phật, thế mà nay thầy cứ dạy rằng tâm tức là Phật, Phật tức là tâm là nghĩa làm sao? Thật đệ tử không hiểu xin thầy dạy rỏ cho. Cảm Thành thiền sư nói: -Ngươi nói trong kinh Phật nói thế là ai nói đó? -Vậy lời ấy không phải là Phật thuyết sao? -Lời ấy phải đâu là Phật thuyết. Kinh Văn Thù Phật có dạy: Ta trú ở thế gian để dạy chúng sanh 49 năm, chưa đặt ra một câu bằng văn tự để nói với ai bao giờ ! Vì theo chánh đạo, nếu ta lấy văn tự để làm bằng chứng để cầu đạo, ấy là nệ; lấy sự khổ hạnh để cầu Phật, ấy là mê; lìa tâm ra mà cầu Phật, ấy là ngoại đạo; mà cố chấp cái tâm ấy là Phật, củng lại là ma vậy. -Nếu bảo tâm ấy tức là Phật, thì trong tâm ấy cái gì là Phật, cái gì không phải là Phật? -Ngày xua có người hỏi mã tổ rằng: Nếu bảo tâm ấy tức là Phật, thì trong tâm ấy cái gì là Phật? Mã Tổ trả lời: Thế ông ngờ trong tâm ấy, cái gì không phải là Phật, hãy chỉ vào ấy cho ta xem !. người ấy không chỉ được . Mã Tổ lại tiếp: Ðạt được thì khắp mọi nơi chổ nào cũng là Phật, mà không đạt được thì cứ sai lầm đi mãi mãi. Thế là chỉ một lời nói nó che đi, mà thành ra sai lầm đó thôi. Người ta hiểu chưa? Ngài Thiện Hội trả lời: -Nếu như vậy đệ tử hiểu rồi. -Người hiểu thế nào? -Ðệ tử hiểu rằng khắp hết mọi nơi, chổ nào củng là tâm Phật cả. Nói xong Thiện Hội thiền sư súp xuống lạy. Ngài Cảm Thành nói: -Thế là người hiểu tới nơi rồi đó. Do sự lãnh hội mau chóng đó ma Ngài Cảm Thành mới đặt cho đệ tử mình đạo hiệu Thiện Hội, nghĩa là khéo hiểu. Trên đây là một vài câu chuyện đến đốn ngộ mà chúng ta thường thấy trong các vị thuộc phái Thiền tôn. Sứ truyền pháp từ thầy đến trò trong phái Vô Ngôn Thông diễn ra như thế được 15 đời. Ðến đời cư sỉ Ứng Thuận(1221) là cuối cùng. 3.- Phái Thảo Ðường: Năm kỷ dậu (1069) vua Lý Thánh Tôn đi đánh Chiêm Thành về, có bắt được vua nước ấy là Chế Cũ và rất nhiều thường dân và binh lính. Số binh lính và thường dân này được phân phát cho các quan trong triều đình để làm quân hầu.trong số quan triều có một vị Tăng Lục. Một hôm vị này đi vắng về thấy bản Ngữ lụccủa mình bị một tù binh sữa chưa lại cả. Hỏi ra thì mới biết đó là một vị thiền sư người Trung Hoa, theo tầy qua Chiêm Thành, chẳng may bị bắt làm tù binh. Vị thiền sư ấy là Ngài Thảo Ðường, đệ tử của Ngài Tuyết Ðậu Minh Giác ở Trung Hoa.
Khi biết tung tích của Thảo Ðường thiền sư, vua Thánh Tôn liền sắc phong cho Ngài làm Quốc sư. Ngài Thảo Ðường lập đàn khai giảng ở chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long. Ðệ tử đến học rất đông. Ngài Thảo Ðường lập ra một phái Thiền Tôn thứ ba ở Việt-Nam . Phái Thảo Ðường truyền xuống được năm đời, đắc đạo cả thầy được mười chín vị.