Miền Trung (151)


Chùa Khải Đoan

Tên thường gọi: Chùa Khải Đoan

Chùa tọa lạc ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lăk. ĐT: 050.853837. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa thường được gọi là chùa Lớn hay chùa Tỉnh, hướng mặt Tây Nam, nhìn xuống suối Đốc Học.
Khải Đoan là ngôi chùa Sắc tứ cuối cùng của nhà Nguyễn, là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo thời kỳ Chấn hưng Phật giáo Việt Nam ở Tây Nguyên, vùng đất Hoàng triều cương thổ thời Bảo Đại.
Chùa do Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của Vua Khải Định) cùng một số Phật tử hiến cúng cho Giáo hội Tăng già Trung Việt. Hòa thượng Thích Trí Thủ đứng ra xây dựng và cử trưởng tử là thầy Thích Đức Thiệu chỉ đạo việc xây cất chùa trên khu đất rộng gần 7 mẫu 8 sào 28m2 và làm trụ trì đầu tiên. Năm 1951, chùa xây phần hậu tổ và nhà giảng, đến năm 1953 xây chánh điện. Tên Khải Đoan là ghép từ hai chữ Khải Định – Đoan Huy.
Ngày 29 – 6 – 1953 (19 – 5 năm Quý Tỵ), ngài Narada Thera (Tích Lan) đã cung thỉnh ngọc Xá lợi Phật dâng đức Từ Cung tại Buôn Ma Thuột. Dự lễ có Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, cùng chư tăng, Phật tử và đông đảo nhân dân chiêm bái Xá lợi Phật và đảnh lễ cầu nguyện cho đất nước hòa bình.
Cổng tam quan xây hai tầng, cao 7m, rộng 10,5m, gian giữa tầng trên thờ Hộ Pháp, hai gian bên đặt tượng Hộ Pháp, Tiêu Diện. Cổng được trùng tu năm 2003, giữa có chữ Sắc tứ Khải Đoan, hai bên xây tường bao dọc theo đường Quang Trung, trang trí chữ Vạn, hoa sen và tên chùa (chữ Hán).
Sau cổng, bên phải là đài Quan Âm xây năm 1970. Bên trái là tháp tôn trí đức Phật A Di Đà, dưới thờ linh cốt cố Hòa thượng Thích Quang Huy, vị trụ trì tiền nhiệm. Phía sau là cây bồ đề, tượng đức Phật Thích Ca lộ thiên, hội trường và nhà thờ linh cốt. Sau chánh điện, cách một sân rộng là nhà hậu tổ.
Ngôi chánh điện có mặt bằng hình chữ nhật (16m x 20m), chia làm hai phần. Nửa phần trước mang kiểu dáng cung đình Huế với cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường, mái chồng diêm, kết hợp với phong cách nhà dài dân tộc Tây Nguyên. Nửa phần sau xây theo lối hiện đại. Bờ nóc chùa trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Giữa hai mái, mặt trước có bảy tấm phù điêu minh họa sự tích đức Phật Thích Ca.
Chánh điện gồm năm gian thờ 6 vị Phật và Bồ tát (bằng đồng). Gian giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca (tượng cao 1,8m). Trước tượng Phật Thích Ca là tháp ngọc Xá lợi Phật (được tôn thờ từ năm 2001), tượng đức Phật A Di Đà. Hai bên tôn trí tượng bốn vị Bồ tát Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền. Tượng đức Phật Thích Ca và tượng bốn vị Bồ tát bằng đồng được chùa đặt đúc tại Đồng Nai và đã tổ chức trọng thể lễ an vị vào ngày 25 – 10 – 2003 (01 – 10 năm Quý Mùi). Trung tâm điện Phật có treo tấm biển chạm trỗ công phu, giữa có ghi tên chùa bằng chữ Hán mạ vàng: Sắc Tứ Khải Đoan Tự, bên trái có hàng chữ nhỏ: Bảo Đại Quý Tỵ Niên Xuân Cát Nhật, do các nghệ nhân Huế tôn lập. Trong chánh điện còn có một quả đại hồng chung nặng 380 kg do Thái tử Nguyễn Phúc Bảo, pháp danh Tâm Ấn cúng, được các nghệ nhân phường Phường Đúc (Huế) thực hiện ngày 15 – 12 năm Quý Tỵ (19–01–1954), đường nét chạm khắc tinh xảo. Thân chuông cao 1,15m, quai chuông là một đôi rồng liền thân, miệng ngậm hạt châu. Phần trên thân chuông ghi bốn chữ Hán: Khải Đoan Chung Tự.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, chùa kế tục bảy đời trụ trì. Hòa thượng Thích Đức Thiệu trụ trì đầu tiên. Kế tục các đời trụ trì là : Hòa thượng Thích Từ Mãn, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Viên Đức, Thượng tọa Thích Quảng Hương, Hòa thượng Thích Quang Huy. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Châu Quang.
Năm 1986, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh được thành lập. Chùa được chọn đặt văn phòng Phật giáo của tỉnh cho đến nay.
Chùa Khải Đoan là ngôi danh lam bậc nhất trên cao nguyên miền Trung.

 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Vạn Đức

Tên thường gọi: Chùa Vạn ĐứcChùa tọa lạc tại thôn 2B, phường Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510.861054. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Khởi thủy, chùa là

Chùa Đót Tiên

Tên thường gọi: Chùa Đót TiênChùa còn có tên là Đót Tiên Di-đà Tự, tọa lạc ở thôn Thanh Nam, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, trong cụm di

Chùa Thiên Hưng

Tên thường gọi: Chùa Thiên HưngChùa tọa lạc ở thôn Dương Xuân Hạ I, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.885228 – 836058. Chùa thuộc hệ

Chùa An Lạc

Tên thường gọi: Chùa An LạcChùa tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo, khối 5, thị trấn Buôn Hồ, huyện Krông Buk, tỉnh Dak Lak. Chùa cách trung tâm thành phố Buôn

Chùa Bác Ái

Tên thường gọi: Chùa Bác ÁiChùa tọa lạc ở thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Phía Đông giáp đường Trần Phú, Tây giáp đường Mạc Đĩnh Chi, Nam giáp đường Phan

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách