Tên thường gọi: Chùa Hội Thọ
Chùa hiện tọa lạc ở ấp Mỹ Hưng, xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 073.753244. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa nguyên là chùa sắc tứ Kim Chương, chùa sắc tứ Phổ Quang, chùa sắc tứ Thiên Trường, là ngôi đại già lam bậc nhất ở đất Gia Định.
Chùa do ngài Đạt Bản, quê ở Quy Nhơn, khai sơn năm Ất Hợi (1755), gốc ở thôn Tân Triêm, huyện Bình Dương, nay ở vào khoảng chùa Lâm Tế, đường Nguyễn Trãi, TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Sắc tứ Kim Chương đổi tên là Sắc tứ Phổ Quang tự khi Đông cung Nguyễn Phúc Dương về Gia Định và mượn chùa để lên ngôi.
Năm 1804, chùa sắc tứ Kim Chương đã mở Đại giới đàn đầu tiên ở Nam Bộ. Đây là một sự kiện quan trọng ở vùng đất phương Nam.
Năm 1813, Thừa Thiên Cao Hoàng hậu hỷ cúng một vạn quan tiền, sai tướng Trần Nhân Phụng đêm lính thợ đến trùng tu chùa. Chùa được triều đình Huế cử tăng cang về trụ trì và đổi tên chùa là Sắc tứ Thiên Trường tự. Theo Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí thì bấy giờ chùa rất rộng lớn: trước có sơn môn và nhà thiêu hương, trong có chánh điện, hai bên có Đông lang và Tây lang, phía sau có phương trượng và nhà chứa kinh sách.
Năm 1859, khi quân Pháp tấn công Gia Định, Tăng cang Hòa thượng Minh Giác đã chuyển ngôi quốc tự và Phật tượng về Cái Bè, đổi tên là Hội Thọ tự.
Chùa đã bị hư hỏng gần như hoàn toàn qua những năm tháng chiến tranh. Ngôi chùa hiện nay được dựng đơn sơ vào năm 1982.
Năm 1992, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh bổ nhiệm Đại đức Thích Phước Huy về trụ trì chùa, nhưng sau đó không lâu, Đại đức qua đời.
Phía sau chùa có 3 ngôi tháp. Tháp Hòa thượng Minh Giác, tháp Hòa thượng Thiệu Long, tháp Yết ma Quảng Tục.
Chùa còn giữ được nhiều bài vị và tranh chân dung của các vị Tổ. Bộ tượng gỗ do Thừa Thiên Cao Hoàng hậu cúng năm 1813 gồm các pho tượng Địa Tạng, Đạt Ma, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Minh Vương, Già Lam, Phán Quan được tạc đặc sắc. Đặc biệt, pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đất sét cao 0,55m, ngang gối 0,40m, đang tọa thiền, có niên đại khoảng đầu thế kỷ XIX, là một tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của Gia Định xưa.
Từ tháng 11 – 2003, Thượng tọa trụ trì Thích Lệ Ngộ đã có kế hoạch tôn tạo ngôi Tổ đình danh tiếng này làm điểm tham quan, lễ bái của du khách, Phật tử gần xa.
Chùa là ngôi Tổ đình của dòng Lâm Tế Liễu Quán ở miền Nam.
Tên thường gọi: Tịnh xá Ngọc VinhTịnh xá tọa lạc tại số 1/5 ấp Long Bình B, phường 4, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. ĐT: 074.853292. Tịnh xá thuộc hệ
Tên thường gọi: Chùa Phật HọcChùa tọa lạc ở số 11 đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ. ĐT: 071.827685. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa trước đây là trụ sở
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Quang MinhChùa tọa lạc ở số 65 đường Trần Hữu Trang, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8420556. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa
Tên thường gọi: Chùa Pháp VõChùa tọa lạc tại số 28/1 đường Liên tỉnh 5, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7829553.
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông