Tên thường gọi: Chùa Long Thạnh
Chùa Long Thạnh tọa lạc ở số 1756 tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, trong một khu đất rộng 1,2 hecta. ĐT: 08.7660279. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Theo tư liệu của chùa, chùa được Thiền sư Tổ Đạt – Trí Tâm, thuộc đời thứ 36 Thiền phái Lâm Tế, dòng Đạo Bổn Nguyên, khai sơn vào năm Canh Dần (1740). Thiền sư sinh quán tại Phú Xuân (Huế), vào Nam xuất gia hành đạo, là đệ tử của Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc. Năm Kỷ Hợi (1779), Thiền sư về Phú Xuân và thị tịch ngoài đó. Thiền sư Tiên Cần – Từ Nhượng kế tục trụ trì năm Kỷ Hợi (1779), tiếp tục hoằng hóa Phật pháp đến năm Mậu Tý (1828). Các vị tổ kế tục trụ trì là: Minh Nghĩa – Chơn Như (1828-1854), Minh Nhiên – Hoằng Chiếu (1854-1878), Minh Hòa – Hoan Hỷ (1878-1916), Như Hào – Thiên Quang (1916), Như Nhượng – Quảng Chơn (1916-1943), Hồng Đạo – Bửu Ý (1943-1996). Thượng toạ Thích Thiện Ấn (Nhật Ấn) trụ trì hiện nay.
Từ cuối thế kỷ XVIII, chùa Long Thạnh đã trở thành một cơ sở Phật học, một trung tâm hoằng pháp danh tiếng ở Nam Kỳ lục tỉnh, thu hút nhiều tăng sĩ và Phật tử đến tu học. Đến năm 1945, chùa bị hư hỏng nặng, sau đó được xây dựng đơn sơ. Kiến trúc chùa ngày nay được Hòa thượng Thích Bửu Ý, thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, cho trùng tu vào các năm 1959, 1984, 1993 đến 1995. Trước chùa có cổng tam quan, đài Quan Âm… đều được thực hiện từ năm 1993 đến năm 1995. Hòa thượng viên tịch vào ngày 29 tháng 11 năm At Hợi (19 – 01 – 1996).
Thầy trụ trì Thiện Ấn những năm gần đây đã cho tôn tạo cảnh chùa, xây dựng một số công trình và đặt một số tượng lộ thiên như: tượng đức Phật Thích Ca (năm 2000), tượng Bồ tát Di Lặc (năm 2002), vườn Lâm Tì Ni (năm 2001) ở sân trước chùa; xây Thiền đường (năm 2000) và nhà vãng sanh (năm 2002).
Chánh điện được bài trí đơn giản, trang nghiêm. Tượng đức Phật Trung Tôn bằng đồng, nặng 1600 kg, có từ thời tổ Trí Tâm khai sơn chùa, đặt uy nghi ở điện Phật. An thờ hai bên tả, hữu tôn trí tượng hai vị Bồ-tát Quán Thế Am, Đại Thế Chí. Ở điện Phật, còn có bộ tượng Ngũ Hiền, tượng Tiêu Diện, tượng Hộ Pháp… Đại hồng chung của chùa được đúc vào năm 1797 do bà Mã Thị Nhàn phụng cúng.
Trong khuôn viên chùa có nhiều ngôi tháp của các vị tổ.
Chùa hiện đặt văn phòng Ban đại diện Phật giáo quận Bình Tân.
Chùa Long Thạnh là ngôi già lam cổ tự danh tiếng ở miền Nam xưa nay.
Tên thường gọi: Giác Nguyên.Địa chỉ: 1/10C Quốc Lộ 22, ấp Dân Thắng 2, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.ĐT: 08 7130659.Chùa toạ lạc ở số 1/10C
Tên thường gọi: Chùa Phi LaiChùa tọa lạc tại phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. ĐT: 061.821019. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do HT Thích Diệu Tâm,
Tên thường gọi: Chùa Tiên ChâuChùa tọa lạc ở ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Chùa ở cù lao An Bình, cách trung tâm thị xã
Tên thường gọi: Chùa Trường ThạnhChùa tọa lạc tại số 97 đường Yersin, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8212084. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Sách Danh
Tên thường gọi: Ngọc Đức.Địa chỉ: 41/22 Nguyễn Bảo, phường 6, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 83993.Tịnh xá toạ lạc tại số 41/22 đường Nguyễn Bảo (số cũ:
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông