Tên thường gọi: Giác Lâm.
Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: 08 8653933.
Chùa toạ lạc ở số 118 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Mặt chính chùa hướng về phía Nam. ĐT: 08 8653933. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chù được ông Lý Thuỵ Long, người xã Minh Hương quyên tiền xây cất vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744). Lúc đầu, chùa có tên là Sơn Cang, còn gọi là chùa Cẩm Đêm. Vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc, trụ trì chùa Từ Ân, đã đổi tên chùa Sơn Cang thành chùa Giác Lâm và cử Thiền sư Viên Quang về trụ trì.
Chùa đã trải qua các đời trụ trì: Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang (đời thứ 36, trụ trì: 1744 - 1827), Tiên Giác - Hải Tịnh (đời thứ 37, trụ trì: 1869-1873), Minh Khiêm - Hoằng Ân (đời thứ 38, trụ trì:1873-1903), Như Lợi (đời thứ 39, trụ trì: 1903-1910), Hồng Hưng - Thạnh Đạo (đời thứ 40, trụ trì: 1910-1949), Nhựt Dần - Thiện Thuận (đời thứ 41, trụ trì: 1949-1974), Lệ Sành - Huệ Sanh (đời thứ 42). Kể từ Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang, dòng Thiền Lâm Tế được truyền theo dòng kệ:
Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên
Minh Như Hồng Nhựt Lệ Trung Thiên
Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ
Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền.
Chùa đã tổ chức trùng tu nhiều lần, nhưng mang tính quy mô đại trùng tu là vào các năm 1798 - 1804 dưới thời Thiền sư Viên Quang trụ trì. Lần đại trùng tu thứ hai vào các năm 1908 - 1909 do công của các Thiền sư Như Lợi, Thiền sư Như Phòng - Hoằng Nghĩa và Thiền sư Hồng Hưng - Thạnh Đạo. Kiến trúc chùa hiện nay mang rõ dấu ấn của đợt trùng tu này. Về sau, chùa có xây sửa thêm, như những năm 1939 - 1945, xây vòng tường rào; năm 1955, xây tam quan; sau năm 1975, lợp lại ngói, lót gạch ở sân trước chánh điện, xây cổng tam quan bên ngoài… Đặc biệt bảo tháp Xá Lợi Phật được khởi công xây dựng từ năm 1970 nhưng bị ngưng trệ đến năm 1993 mới xây tiếp, hoàn thành năm 1994 với 7 tầng, hình lục giác, cao 32,70m, diện tích hơn 600m2, mặt hướng phía Bắc. Tầng dưới cùng đặt bàn thờ tượng Di Đà Tam Tôn, các tầng kế trên đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát như: đức Phật Thích Ca, đức Phật Dược Sư, Bồ tát Quan Thế Am, Bồ tát Chuẩn Đề, Bồ tát Di Lặc… Tầng thứ 7 trang trí chùm đèn Cửu Long, giữa là tháp Xá Lợi đức Phật Thích Ca.
Tháp Xá Lợi do ngài Narada (Srilanka) tặng cho Giáo hội Phật giáo cổ truyền, trụ sở đặt ở chùa, vào ngày 24-06-1953. Một buổi lễ trọng thể được tổ chức tại chùa với sự chứng kiến của ngài Narada và đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử… Các vị Hoà thượng Phật Ấn, Hồng Từ và Trường Thạnh đã cung thỉnh tháp Xá Lợi Phật tôn trí tại chánh điện chùa Giác Lâm.
Chùa có hai tam quan. Tam quan cũ được xây dựng năm 1955, Tam quan mới được xây dựng năm 1999, sát đường Lạc Long Quân, cách tam quan cũ khoản 80m. Hai cổng đều xoay mặt về hướng Nam. Hai bên cột trụ tam quan cũ có câu đối bằng chữ Hán.
Giác ngộ quảng khai từ thiện đồng lai quy hướng tổ
Lâm truyền phổ nhuận ngộ mê cộng hưởng tuệ vi đình.
Thầy Thích Lệ Chương dịch:
Giác giúp mở rộng lòng bi quay về nương với tổ
Lâm truyền nhuần khắp hiểu mê hưởng tuệ gọi là đình.
Sau tam quan cũ là miếu Linh Sơn Thánh Mẫu được xây dựng bằng xi măng, gạch ngói, sửa chữa năm 1969.
Có 3 khu tháp mộ ở chùa. Một khu tháp mộ trước chùa chính, gồm 3 tháp mộ. Khu tháp mộ nằm bên phải đường vào chùa. gồm 33 tháp mộ, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Khu tháp Tổ nằm sau miếu Linh Sơn Thánh Mẫu, gồm 8 tháp mộ các Thiền sư trụ trì chùa và 3 tháp mộ các Hoà thượng ở các chùa khác, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
Kết cấu kiến trúc của chùa là hai nếp nhà tứ trụ bố trí theo kiểu trùng thềm điệp ốc.
Khu Tam Bảo bao gồm chánh điện, trai đường và giảng đường, bố cục trên một mặt bằng hình chữ nhật, chiều rộng 22m, chiều dài 65m, xây trên nền cao khoảng 1m so với vườn chùa. Trước chánh điện có sân tiền chình chữ nhật, ngang 20m, rộng 10m. Trước sân tiền là sân vườn, có miếu nhỏ đặt tượng Bồ tát Quan Thế Âm bằng đá màu. Đặt biệt ở sân vườn có cây bồ đề cao lớn do ngài Narada (Srilanka) tặng. Ngài Narada đã cùng Hoà thượng Hồng Từ và Sư Bửu Chơn đích thân trồng cây bồ đề tại đây vào ngày 24-06-1953.
Điện thờ Phật được bài trí tôn nghiêm, gồm có ba bàn: Bàn Di Đà, bàn Hội đồng, bàn Tam Bảo, sắp xếp trong cao ngoài thấp đần. Bàn Di Đà tôn trí tượng Di Đà Tam Tôn (tính theo hàng ngang: đức Phật A Di Đà lớn ở gian giữa, gian hai bên là Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí), tượng thờ Tam Thế Phật đặt theo hàng dọc: Phật Quá Khứ A Di Đà; Phật Hiện tại Thích Ca, hai bên có tượng Ca Diếp, A Nan; Phật Tương lai Di Lặc. Hai bên toà Cửu Long và tượng Thích Ca Đản sanh có hai vị Hộ Pháp. Trên bàn thờ Hội đồng có tượng Phạm Thiên (Ngọc Hoàng), Nam Tào, Bắc Đẩu. Bàn thờ Tam Bảo đặt tượng 5 vị: Đức Phật Thích Ca/ Phật A Di Đà và bốn vị Bồ tát là Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền. Đây là sự kết hợp giữa hai bộ tượng Di Đà Tam Tôn (A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí) và Thích Ca Tam Tôn (Thích Ca, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền). Hai bên vách chánh điện đặt thờ tượng Thập bát La Hán, Thập Diện Minh Vương, Địa Tạng, Bồ Đề Đạt Ma, Long Vương, Quan Thánh.
Phía trước điện Phật thờ Hộ Pháp, Tiêu Diện. Ở đây có treo cặp liễn chữ Hán do Thiền sư Bảo Hương, trụ trì chùa Sắc tứ Cảnh Phước phụng cúng trong lễ lạc thành chùa năm Kỷ Dậu (1909):
Triêu triêu triều, triêu triêu bái, triêu triêu triều bái
Tề tề trai, tề tề giới, tề tề trai giới.
Thầy Thích Lệ Chương dịch là:
Sang sớm chầu, sáng sớm bái, sáng sớm chầu bái
Nghiêm trang trai, nghiêm trang giới, nghiêm trang trai giới.
Chùa có 119 pho tượng (trong đó có 113 pho tượng cổ) với nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, đồng, xi măng, thạch cao). Các bộ tượng đặt biệt là pho tượng Thích Ca bằng gỗ, tượng cổ nhất ở chùa; toà Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng; hai bộ tượng Thập bát La hán; bộ tượng Phật và bốn vị Bồ tát.
Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữu nhiều côg trình chạm khắc gỗ: 23 bao lam chạm lộng, 23 bức hoành phi, 86 câu đối, 46 bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ… Tất cả đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.
Chùa là ngôi Tổ đình danh tiếng bậc nhất. Nhiều vị cao tằng ở chùa đã vân du truyền bá đạo khắp cả miền Nam.
Chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.
Tên thường gọi: Châu LongĐịa chỉ: Khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, An Giang.ĐT: 076 868272Nằm ở bờ hữu sông Hậu, chỗ ngã ba sông Châu Đốc
Tên thường gọi: Chùa Thiên PhướcChùa tọa lạc tại số 37/217 KB, khu phố 8, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8960215. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Bửu LâmChùa tọa lạc tại đường Anh Giác, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 073.876613. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do bà Nguyễn
Tên thường gọi: Chùa Vũng LiêmChùa thường được gọi là chùa Khmer Vũng Liêm, tên chùa Sanghamangala theo tiếng Pâli là “Hạnh phúc gia tăng”. Chùa tọa lạc tại xã Trung Thành,
Tên thường gọi: An LạcĐịa chỉ: 175/15 Phạm Ngũ Lão, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.ĐT: 08 8360481.Chùa toạ lạc ở số 175/15 đường Phạm Ngũ Lão, phường
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông