Tên thường gọi: Chùa Kh'Leang
Chùa tọa lạc ở số 71 đường Lương Định Của, phường 6, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, ở ngay khu trung tâm thị xã. ĐT: 079.821340. Chùa thuộc hệ phái Nam tông (Khmer).
Chùa được dựng từ giữa thế kỷ XVI và được trùng tu nhiều lần.
Tư liệu của chùa cho biết chùa được dựng vào năm 1533, Phật lịch 2076, do ông Tát khởi xướng, xây đơn sơ, đặt tên là Khleáng (kho chứa lương thực). Đại đức Thạch Sóc nguyên ở chùa Luông Ba Sắc được Phật tử địa phương mời về trụ trì chùa. Ngài đã tổ chức trùng tu rộng lớn hơn. Các vị sư kế thừa là Thạch Méas, Kim Tơn, Thạch Cung… ngài Liêu Đuông, đời 17 (1893–1928), ngài Thạch Luân, đời 18 (1928 – 1956), ngài Trần Khen tự Trần Kế An, đời 19 (1956 – 1959), ngài Thạch Piêch, đời 20 (1959 – 1975) và ngài Tăng Nô, đời 21 (1975 đến nay)
Tác giả Nguyễn Hữu Hiệp trong bài Danh lam Khleáng Sóc Trăng (Báo Giác Ngộ số 55 ngày 19 – 4 – 1997) cho biết căn cứ tư liệu ghi chép trên lá buông, không nói rõ thời gian trụ trì của từng vị, nhưng bình quân mỗi vị Đại đức trụ trì 23 năm. Lần lượt là quý Đại đức: Thạch Sóc, Thạch Més, Kiên Tôn, Thạch Công, Thạch On, Thạch Rốs, Thạch Sóc, Thạch Prum, Thạch Séth, Thạch Sarây, Thạch Hao, Sơn Pem, Lý Wa, Lâm Prắc, Liêu Som, Triệu Cao, Liêu Đuôn, Thạch Côn, Trần Kế An, Thạch Pích và từ năm 1975 đến nay là ngài Tăng Nô.
Chùa có diện tích hơn 3 hecta với nhiều cây cao bóng mát. Ngôi chánh điện được xây cao hơn 1m, có ba bậc sân, mỗi bậc có vòng rào xây bằng gạch. Bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đều có cửa ra vào. Theo tài liệu của hệ phái Phật giáo Maha Nikaya Khmer Nam Bộ thì ngôi chánh điện các chùa Khmar đều quay mặt về phía Đông để đón ánh sáng mặt trời và ban phước cho chúng sanh. Chánh điện luôn có cấp mái, mỗi cấp mái được chia làm ba lớp. Hai mái trên cùng hợp thành một góc 60° ở hai đầu hồi. Trang trí dọc bờ viền mái nóc chùa có tượng Niêt Kơ-rêch (rồng). Tượng được tạo hình một con rồng có thân hình uốn lượn, đầu xòe ra hình rẽ quạt, đuôi cong lên và giao thoa với những đuôi rồng khác.
Hàng cột bao ngoài chánh điện có gắn tượng Cầy-no ở nơi tiếp giáp đuôi mái ngói và đầu cột. Tượng Cầy-no có dáng nửa người nửa chim. Mặt và thân tượng giống như một vũ nữ Apara. Đầu tượng đội mũ hình chóp nón, áo mặc bó sát người, quấn xà rông. Đôi cánh được gắn sát đôi tay dang ra để chống đỡ mái hiên. Ở bậc thềm lối vào chánh điện có tượng Chằng. Tượng Chằng là một hình thức trang trí phổ thông trong nghệ thuật điêu khắc Khmer. Chằng được thể hiện bằng tượng đắp nổi, dáng đứng thẳng, gối khuỳnh ra, hai bàn chân quặt hẳn ra hai bên. Mặt chằng dữ dằn, mắt lồi xếch ngược, mũi bạnh, tai thú cách điệu. Răng cửa lớn, hai nanh dài cong ra hai bên má. Áo mặc kiểu võ tướng, bó sát thân, chiếc yếm cổ tròn phủ trên ngực. Chiếc xà rông bó chặt vào ống chân, vắt mối ra phía sau tấm yếm che phủ kín bụng và đùi, xòe ra như chiếc váy. Hai tay khuỳnh ra, nắm chặt chuôi chiếc chày vồ thẳng từ trên ngực xuống hai gót chân. Tượng Chằng mang tính chất bảo vệ, canh gác chùa.
Ngôi chánh điện được Đại đức Liêu Đuông tổ chức trùng tu vào năm 1916.
Ngôi chánh điện hình chữ nhật, có 12 cột phủ sơn mài đen bóng, vẽ rồng, cá uống quanh. Trước bàn thờ có một tấm bao lam cao tới mái, chạm trỗ và sơn son thếp vàng. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, chính giữa tôn trí đức Phật Thích Ca thành đạo cao 6,80m (phần tượng cao 2,70m). Sau lưng pho tượng có tấm bia khắc chữ Khmer ghi: “Đại đức Liêu Đuông, đời truyền thừa thứ 17, trụ trì chùa từ năm 1893 đến năm 1928, đã tạo tượng đức Phật vào năm Phật lịch 2460 với sự cúng dường của gia đình ông Lum Sun”.
Các cánh cửa ở chánh điện được chạm trỗ công phu. Hai cánh cửa ra vào có chạm hình Tiên nữ giao đấu với Chằng.
Đại đức Thạch Piêch tiếp tục đại trùng tu ngôi chùa, cho sửa chữa và lợp lại ngôi chánh điện, xây sala, trạm xá, am hai tầng, hàng rào…
Sau năm 1975, ngài Tăng Nô trụ trì tiếp tục cho trùng kiến ngôi chánh điện, xây thêm sa la, sửa các am bị hư hỏng… vào năm 1991 và 1994.
Tác giả bài Danh lam Khleáng Sóc Trăng (Bđd, trang 10) cho biết Nhà nước đã tặng trên 500 triệu đồng để trùng chùa (1991 và 1994); cấp 4,5 tỷ đồng để xây dựng trường Bổ túc văn hóa (BTVH) trong khuôn viên chùa. Đây là trường BTVH Pali trung cấp đặc biệt ở khu vực Nam Bộ, dành cho sư sãi Khmer trau giồi văn hóa từ lớp 6 đến lớp 12, theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng có dạy thêm tiếng Pali (5 tiết/tuần), tiếng Khmer (2 tiết/tuần) và tiếng Anh (5 tiết/tuần).
Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng bậc nhất của người Khmer ở Nam Bộ.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tên thường gọi: Tịnh xá Ngọc VânTịnh xá tọa lạc tại số 260 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 7, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Tịnh xá thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Xá LợiChùa tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9307438, 08.9300114. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Kim Sơn.Địa chỉ: 76 Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.ĐT: 08 9900127.Chùa toạ lạc tại số 76 đường Phan Xích Long, phường 2,
Tên thường gọi: Chùa Trường ThọChùa tọa lạc ở số 53/525 đường Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8942627. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa
Tên thường gọi: Khánh Vân.Địa chỉ: 46/5 Lò Siêu, phường 16, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.ĐT: 08 9692732.Chùa Khánh Vân Viện toạ lạc tại số 46/5 Lò Siêu, phường 16, quận
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông