Miền Nam (244)


Chùa Đại Tòng Lâm

Tên thường gọi: Đại Tòng Lâm.
Địa chỉ: Thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu.
ĐT: 064 876271, 064 876947.

Chùa toạ lạc ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. ĐT: 064 876271, 064 876947. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa do Hoà thượng Thích Thiện Hoà, từ chùa Ấn Quang(Sài Gòn) đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sanh.

Hoà thượng Thích Thiện Hoà thế danh Hứa Khắc Lợi, sanh năm 1907 tại làng Tân Nhựt, Chợ Lớn. Ngài xuất gia năm 1935 tại Phật học đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh. Từ năm 1936 đến  năm 1949, ngài được cử ra Huế, Bình Định, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam học đạo và hoạt động Phật sự tại Hà Nội. Năm 1950, ngài trở về Nam, được cử làm Giám đốc Phật học đường Nam Việt, cơ sở đặt tại chùa Sùng Đức. Năm 1973, ngài được suy tôn Phó Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cho đến ngày viên tịch (1978).

Hoà thượng đã sáng lập Phật học đường Nam Việt, Phật học viện Giác Sanh, Phật học viện Huệ Nghiêm; kiến tạo Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Phật học Ni trường Dược Sư, Trường Bồ Đề Giác Ngộ, Trường Bồ Đề Huệ Đức, chùa Đại Tòng Lâm…

Cổng tam quan xây bằng đá vào năm 1974.

Trong khi đất rộng 57 hecta, bước vào cổng, bên trái có chùa Đại Tòng Lâm được xây dựng từ năm 1982. Chùa nhỏ, diện tích 112m2 (ngang 7m, dài 18m), trước có tượng đài Bồ tát Quan Âm. Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên toà sen, trước có tượng Đản sanh, hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sát bên trong của chánh điện có thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện. Phái sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Sau chùa có tháp, tượng, bia tưởng niệm cố Hoà thượng Thích Thiện Hoà. Bên trái chùa là nhà giảng, sau tượng đài có nhà tăng và nhà phương trượng.

Đối diện với cổng là tháp Đa Bảo với kiểu kiến trúc ba tầng được xây dựng năm 1983. Tầng trên thờ tượng đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo; hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền và hai vị đệ tử của đức Phật là Ca Diếp, A Nan. Tầng dưới thờ Bồ tát Di Lặc và bối vị Hộ Pháp. Mặt trước tháp có cặp câu đối bằng chữ Quốc ngữ:

Thích Ca từ phụ phân thân đến
Đa Bảo Như Lai hiện pháp mầu.


Bên phải tháp Đa Bảo là vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển để kỷ niệm nơi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh và nơi đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo chuyển pháp luân giáo hoá chúng sanh. Ở đây cũng có những câu đối bằng chữ Quốc ngữ.

Tại vườn Lâm Tì Ni:

-Vườn Lâm Tì Ni bảy bước xưng tôn cùng vũ trụ
Nước Ca Tỳ La chín rồng tắm Phật tại ta bà.


Tại vườn Lộc Uyển:

- Thể giới hoan ca mừng đại giác viên thành Phật quả
Diêm phù vui vẻ nay chúng sanh nhuần gội pháp mầu.


Bên trái tháp Đa Bảo có pho tượng đức Phật nhập Niết bàn nằm trên toà sen. Tượng co mái che, trước có cổng vào.

Sau tháp Đa Bảo, có hồ sen, giữa có chiếc cầu đưa khách hành hương đến khu tượng đức Phật Thích Ca ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Ở đây có hai cặp câu đối:

- Bát sữa sư già ta dứt hết não phiền len chánh giác
Toà cỏ diệu kiết tường từ nay viên mã đến bồ đề.

- Bảy thất tham thiền chứng quả sao mai vừa ló dạng
Sáu năm khổ hạnh đạo thành vang dội khắp muôn phương.


Ở đây còn có pho tượng có giá trị thẩm mỹ là pho tượng Bồ tát Quan Âm lộ thiên đứng trên đầu con rồng, cao 17m.

Ngôi chánh điện mới được xây dựng lớn ở khu vực này từ năm 2002 với kinh phí dự trù khoản 30 tỷ đồng. Công trình do kiến trúc sư Lê Quang Mẫn thiết kế, công ty xây dựng Quốc Anh thi công ban đầu. Ngôi chánh điện với hai tầng thờ Phật, có chiều dài 91m, chiều rộng 46m. Đây là ngôi chánh điện thờ Phật lớn nhất Viện Nam. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục và công bố vào ngày 02-01-2006.

Trong chánh điện tầng lầu, điện Phật được bài trí trang nghiêm, tôn trí 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương. Chính giữa thờ tượng Di Đà Tam Tôn(đức Phật A Di Đà cao khoảng 3m, Bồ tát QUan Âm và Bồ tát Đại Thế Chí); tượng Thích Ca Tam Tôn(đức Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền). Ở sau cửa vào, thờ 2 tượng Hộ Pháp; ở bàn thờ Tổ, thờ tượng Tổ Đạt Ma.

Trong chánh điện, chùa còn tôn trí 10.000 tượng Phật theo kinh Vạn Phật (từ đức Đông Phương A Súc Bệ Phật đến đức Tinh Tú Phật) làm bằng đồng mạ vàng (mỗi tượng 1.000.000đ) và tượng Phật bằng vàng (mỗi tượng 1.800.000đ).

Tầng dưới ngôi chánh điẹn, chùa dự định tôn trí 500 tượng đức Phật A Di Đà. Chung quanh ngôi chánh điện, chùa có kế hoạch xây dựng Linh Sơn Hội Thượng, phương trượng, trai đường, tăng xá, bệnh viện, nhà dưỡng lão… Hoà thượng Thích Quảng Hiển, Trưởng Ban Quản trị chùa, Trưởng Ban kiến thiết Đại Tòng Lâm Phật giáo đã có thông bạch ngày 21-10-2004 kêu gọi chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước thành tâm ủng hộ tinh thần, vật chất cho công trình sớm hoàn thành.

Trước ngôi chánh điện là đài Di Lặc. Tượng Bồ tát Di Lặc bằng đá hoa cương nguyên khối, nặng 40 tấn.

Trong khôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn thành vào năm 1995, dung chưa 1.000 người. Đại giới đàn Thiện Hoà thường được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức với quy mô lớn, nghiêm trang, trọng thể tại đay.

Năm 2004, lần đầu thiên, chùa tổ chức khoá An cư kiết hạ cho 1.047 Tăng Ni trong tỉnh về tập trung tu học ba tháng.

Chùa tiếp đón hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hàng năm.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Quan Âm

Tên thường gọi: Quan Âm.Địa chỉ: 1335c ấp Tân Mỹ, xã Thái Hoà, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.ĐT: 0650 658432, 0650 3658704Chùa toạ lạc tại số 1335c ấp Tân Mỹ, xã

Chùa Chantarangsay

Tên thường gọi: Khmer.Địa chỉ: 164/235 Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.ĐT: 08 8435359.Chùa toạ lạc ở số 164/235 đường Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3,

Chùa Kỳ Viên

Tên thường gọi: Kỳ Viên.Địa chỉ: 610 Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.ĐT: 08 8325522.Chùa toạ lạc ở 610 Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận 3, TP.

Chùa Thiên Minh

Tên thường gọi: Chùa Thiên MinhChùa tọa lạc trên đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh, trên một khu đất diện tích 5.000 m2. ĐT :

Chùa Komphisakor Prech Chru

Tên thường gọi: Xiêm CánĐịa chỉ: Ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông, thị xã Bạc Liêu, Bạc Liêu.ĐT: 0781 837914Chùa thường được gọi là chùa Xiêm Cán, toạ lạc tại

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách