Miền Nam (244)


Chùa Tây An

Tên thường gọi: Phật Thầy.
Địa chỉ: ngã ba Núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang.
ĐT: 076 863216.

Chùa toạ lạc ở ngã ba Núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa cách thị xã khoảng 5km, nằm trong quần thể di tích ổi tiếng ở An Giang là chùa Tây An, Chùa Phước Điền(chùa Hang), lăng ông Thoại Ngọc Hầu và miếu bà Chúa Xứ. ĐT: 076 863216. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Về hai chũ Tây An, có nhiều ý kiến giải thích khác nhau. Có ý kiến cho rằng chữ Tây An thể hiện các yếu tố tạo nên chùa: vật liệu từ Trấn Tây, Tây Thành và xây cất trên đất An Giang. Có ý kiến lại cho Tây An là ngôi chùa ở phía Tây thành An Giang. Ý kiến khác cho răng Tây An là an bình cho miền Tây Nam đất nước, ước muốn vùng đất mới được khai phá, từ nay đân sẽ vĩnh viễn an cư lạc nghiệp.

Chùa được Tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng vào năm 1847. Năm 1861, chùa được ngài Nhất Thừa tổ chức trùng tu chánh điện và hậu tổ. Kể từ đời Phật thầy Minh Huyên trụ trì đến nay, chùa đã trải qua 7 đời truyền thừa.

Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa ngày nay được tôn tạo dưới thời Hoà thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Ngài cho xây 3 ngôi cổ lầu, mặt tiền chùa và sửa lại chánh điện, tạo nét kiến trúc phương Đông kết hợ với kiến trúc Ấn Độ. Từ năm 1993 đến nay, Thượng toạ trụ trì Thích Huệ Kỉnh (đương nhiệm Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Uỷ viên Kinh tế Tài chánh Phật giáo tỉnh An Giang) đã tổ chức trùng tu và xây mới nhiều công trình phục vụ khách hành hương đến chùa mỗi năm mỗi đông hơn. Chùa còn là cơ sở có nhiều đóng góp cho công tác từ thiện xã hội tại địa phương.

Ở cổng tam quan có pho tượng Quan Âm Thị Kính. Sách Điển tích văn học - một trăm truyện hay dông tây kim cổ (Mai Thục, Đỗ Đức Hiểu, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1996) đã giới thiệu Thị Kính nguyên kiếp trước là đàn ông, tu hành sắp thành Phật, nhưng Thích Ca muốn thử lòng, cho đầu thai xuống làm một cô gái nghèo, xinh đẹp, nết na, có chồng là Thiện Sĩ. Một hôm chồng ngủ, Thị Kính đưa dao cắt sợi râu mọc ngược ở cằm, nhưng Thiện Sĩ thức dậy tưởng vợ giết mình nên đuổi nàng về nhà cha mẹ. Bị tiếng oan, Thị Kính giả trai đi tu ở chùa Vân Tự với tên Kính Tâm. Nỗi oan khác lại đến. Thị Mầu, một cô gái quê xinh đẹp, dan díu với một anh lực điền. Làng bắt vạ, Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm và bỏ con cho Kính Tâm nuôi dưỡng. Sau ba năm nhẫn nhục nuôi cháu bé, Kính Tâm lâm bệnh mất. Đức Phật xét Kính Tâm đã tu hành đắc đạo, siêu thăng làm Phật Bà Quan Âm (Quan Âm Thị Kính).

Sau tam quan, có hai con voi trắng 6 ngà, voi đen 2 ngà. Tác giả Nguyễn Hữu Hiệp (Báo Giác Ngộ số 90, ngày 15 - 09 - 1994) cho biết voi trắng là voi Phật dẫn từ tích Hoàng hậu Ma Gia nằm mộng thấy bạch tượng 6 ngà trên lưng chở một vị Bồ tát và sau đó hạ sanh thái tử Sĩ Đạt Ta, tức đức Phật Thích Ca. Còn voi 2 ngà là voi ngự có tên là Ô Long, có công giúp quan đội triều đình dẹp giặc, lúc chết được chô cất tử tế.

Với diện tích 525m2, chánh điện, nhà giảng và hậu tổ có khoảng 200 pho tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp… đa số bằng danh mộc, có giá trị nghệ thuật cao, như bộ tượng Tứ Thiên Vương, bộ tượng Bát Bộ Kim Cang… Chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối do các nghệ nhân ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX chạm trổ công phu.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Tượng đức Phật A Di Đà tôn trí ở bàn cao nhất. Phía dưới và hai bên có các tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Chuẩn Đề, Ca Diếp, A Nan, Hộ Pháp, Tiêu Diện, Bát bộ Kim Cang, Tứ Thiên Vương, Thập Bát La Hán, Thập Điện Minh Vương…

Phía sau chùa có nhiều tháp mộ, trong đó, đáng chú ý nhất là mộ ngày Minh Huyên (1807 - 1856). Ngài là người được nhân dân trong vùng kính trọng và tôn xưng là Phật thầy Tây An. Ngày 12 tháng 8(âm lịch) hằng năm là ngày giỗ Phật Thầy, khách hành hương và bà con trong vùng đến lễ bái rất đông.

Chùa là ngôi danh lam bậc nhất ở An Giang và Nam Bộ. Hằng năm, có hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái.

Chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Hội Sơn

Tên thường gọi: Hội Sơn.Địa chỉ: 1A1, ấp Cầu Ông Táng, hương lộ 33, phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.ĐT: 08 8870445.Chùa toạ lạc ở số 1A1, ấp Cầu

Chùa Komphisakor Prech Chru

Tên thường gọi: Xiêm CánĐịa chỉ: Ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông, thị xã Bạc Liêu, Bạc Liêu.ĐT: 0781 837914Chùa thường được gọi là chùa Xiêm Cán, toạ lạc tại

Chùa Kompong Chrây (Khmer)

Tên thường gọi: Chùa Mông Rầy, chùa HangChùa thường được gọi là chùa Mông Rầy (cây đa), chùa Hang, tọa lạc ở khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh

Chùa Khánh Quang

Tên thường gọi: Chùa Khánh QuangChùa tọa lạc ở số 97 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP. Cần Thơ. ĐT: 071.821906, 0913823457. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Tên chùa “Khánh Quang” được

Chùa Phước Bửu

Tên thường gọi: Phước BửuĐịa chỉ: Ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.ĐT: 0781 890609Chùa toạ lạc ở ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách