Tên thường gọi: Chùa Bình Sơn
Chùa thường gọi là chùa Then, tọa lạc ở xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Vĩnh Khánh được dựng từ thời Lý. Ngôi chùa hiện nay mới được xây dựng. Đặc biệt, tháp Bình Sơn hay tháp Then là một công trình kiến trúc bằng đất nung từ thời Trần được dựng giữa sân trước cửa chùa. Tháp hiện còn 11 tầng, cao 15m. Tháp đã được Vụ Bảo tồn Bảo tàng cho đại tu vào năm 1973.
Sách Mỹ thuật của người Việt (Nguyễn Quân – Phan Cẩm Thượng, Hà Nội, 1989) cho biết, nhiều đợt trùng tu làm xáo trộn gạch ở các tầng. Ở tầng 9 có viên gạch ghi 13 tầng. Tháp có cạnh đáy 4,45m, cạnh tầng 11 là 1,15m; khối trụ tháp rỗng lòng, các mặt đều có hoa văn trang trí như rồng, quầng sáng lá đề, sư tử hí cầu, hoa dây...
Sách Mỹ thuật Lý Trần – Mỹ thuật Phật giáo (Chu Quang Trứ, Hà Nội, 1998) cho biết về xây dựng, tháp Bình Sơn liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên, nhờ kết hợp và phù hợp với cảnh trí chung quanh.
Về trang trí, tháp Bình Sơn đã vận dụng mọi chi tiết trang trí phủ kín khắp mọi phía. Tháp được bố cục chặt chẽ và cân xứng, được trang trí cân đối, mạch lạc và khúc triết. Rồng trang trí ở tháp luôn đưa một chân trước lên vuốt tóc theo kiểu rồng vuốt râu thời Lê. Cánh sen trên tháp khác xa cánh sen thời Lý, nhưng lại rất gần cánh sen thời Trần, đặc biệt là ở tháp Phổ Minh. Một loạt hoa văn trang trí khác trên tháp như cúc dây, con sơn… đã cho biết đây là một ngôi tháp có niên đại thời Trần.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tên thường gọi: Chùa SảiChùa thường được gọi là chùa Sải, tọa lạc ở ngõ 174, đường Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Cầu ĐôngChùa thường được gọi là chùa Cầu Đông, tọa lạc ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chùa thuộc
Tên thường gọi: Chùa Quảng BáChùa thường gọi là chùa Quảng Bá, trước đây toạ lạc ở thôn Quảng Bá, xã Quảng An, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Quảng An, quận
Tên thường gọi: Chùa Lân, Chùa Cả, Chùa Đồng...Núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, phía Tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, có đỉnh cao 1068m. Chùa thuộc hệ
Tên thường gọi: Chùa Quan LạnChùa thường được gọi là chùa Quan Lạn, tọa lạc ở xã Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm trong khu di tích
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông