Tên thường gọi: Chùa Keo
Chùa Thần Quang tọa lạc ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Chùa vốn có tên là Nghiêm Quang tự, được xây từ năm 1061 ở hương Giao Thủy, hữu ngạn sông Hồng. Đến năm 1167, chùa đổi tên Thần Quang tự. Tên chùa Keo thường được gọi vì chùa được dựng ở ấp Keo. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Năm 1611, do nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt cả làng, người dân làng Keo đã dời đi hai nơi, dựng lại hai chùa Keo mới, đó là chùa Keo Hành Thiện hay chùa Keo Dưới ở mạn Đông Nam hữu ngạn sông Hồng, và chùa Keo Trên ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Vũ Thư ngày nay.
Năm 1630, viên quan Hoàng Nhân Dũng cùng vợ là Lại Thị Ngọc Lễ đứng ra vận động xây dựng chùa, do ông Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu. Công trình được hoàn thành vào năm 1632.
Phật điện được bài trí tôn nghiêm. Chùa còn bảo lưu được nhiều tượng thờ thời Lê. Các pho tượng đặc sắc là: tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, tượng Thập bát La hán v.v...
Sau chùa có đền thờ Thiền sư Không Lộ, vị sư trụ trì ngôi chùa Nghiêm Quang đầu tiên vào thời Lý.
Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn, trên một khu đất rộng khoảng 58.000m2. Chùa trước đây có 154 gian, nay còn 107 gian. Chùa được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ XVII, XVIII và năm 1941. Lần trùng tu năm 1941 có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp.
Chùa có hai tam quan, tam quan ngoài và tam quan trong. Tam quan trong của chùa vẫn còn giữ được bộ cánh cửa gỗ thế kỷ XVII, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với những rồng mẹ và rồng con chầu mặt nguyệt.
Công trình kiến trúc nổi tiếng độc đáo của chùa là gác chuông. Gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái. Bộ mái kết cấu gần 100 dàn đầu voi. Tầng một có treo một khánh đá (ngang 1,87m), tầng hai có quả chuông đúc năm 1686, tầng ba và tầng thượng có chuông đúc năm 1796.
Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chùa Keo là ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam.
Tên thường gọi: Chùa Tự KhoátChùa tọa lạc tại thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Theo truyền thuyết, chùa được vua
Tên thường gọi: Chùa LángChùa thường được gọi là chùa Láng hay chùa Láng Thượng, tọa lạc ở số 88, phố chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội,
Tên thường gọi: Chùa Bàn GiảnChùa thường gọi là chùa Bàn Giản, chùa Đông Lai, tọa lạc ở thôn Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa thuộc
Tên thường gọi: Chùa Ngô XáChùa thường được gọi là chùa Ngô Xá, tọa lạc tại chân núi Ngô Xá (còn gọi là núi Bảo Đài), thôn Ngô Xá, xã Thanh Nê,
Tên thường gọi: Chùa Mễ SởChùa thường gọi là chùa Mễ Sở, tọa lạc ở thôn Mễ Sở, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông