Miền Bắc (125)


Các Chùa Ở Yên Tử

Tên thường gọi: Chùa Lân, Chùa Cả, Chùa Đồng...

Núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, phía Tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, có đỉnh cao 1068m. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Hoa Yên thường gọi là chùa Cả, tọa lạc trên núi Yên Tử, ở độ cao 516m. Tác giả Thích Thông Phương trong sách Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  (NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2003), chùa nguyên tên là Vân Yên, do Thiền sư Hiện Quang khai sơn. Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Thường Chiếu. Kế tiếp Thiền sư Hiện Quang là Quốc sư Trúc Lâm, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ, Đại đầu đà Trúc Lâm tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1299) v.v...
Đại đầu đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ sáu ở Yên Tử, nhưng đến Ngài, Ngài đã thống nhất các Thiền phái đã có thành một Thiền phái Trúc Lâm nên người đời gọi Ngài là Trúc Lâm đệ nhất tổ.
Ngài cho mở chùa Vân Yên to rộng, tả hữu dựng viện Phù Đồ, lầu chuông trống, nhà dưỡng tăng, nhà khách, dưới sườn núi dựng nhà cửa suốt đến xứ Thanh Lương. Tăng đồ khắp nơi đến nghe giảng yếu chỉ Thiền tông rất đông. Chùa Vân Yên trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ.
Đến khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497), Vua Lê Thánh Tông lên thăm chùa, thấy cảnh hoa nở đầy sân, bèn cho đổi tên là Hoa Yên.
Trước chùa Hoa Yên có Huệ Quang Kim tháp xây năm 1310, an táng xá-lợi Trần Nhân Tông, và hơn 40 tháp lớn nhỏ khác, đều là tháp cổ đời Trần.
Hệ thống chùa ở Yên Tử hiện nay đang được trùng tu, xây dựng quy mô lớn: chùa Cầm Thực, chùa Giải Oan, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, chùa Thiên Trúc (chùa Đồng) v.v… Tuyến cáp treo từ chân núi đến gần khu vực tháp Tổ đã hoạt động từ năm 2002.
Báo Sài Gòn Giải Phóng (24 – 10 – 2005) cho biết ngày 23 – 10 – 2005, UBND tỉnh và BTS Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã làm lễ khởi công xây dựng lại chùa Đồng hoàn toàn bằng chất liệu đồng với khoảng 70 tấn đồng. Chùa có diện tích khoảng 20m2, tổng số vốn đầu tư 13,3 tỷ đồng. Hiện nay mỗi năm, có trên nửa triệu tăng ni, Phật tử và du khách về tham quan di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng này ở Quảng Ninh. Di tích Trúc Lâm – Yên Tử đã được báo Sài Gòn Tiếp thị (số 16, ngày 28 – 4 – 2005) công bố là 1 trong 10 điểm du lịch hành hương được du khách hài lòng nhất năm 2005.

Thiền viện Trúc Lâm, tức chùa Lân, chùa Long Động, nằm trên đường vào khu danh thắng Yên Tử, cách tỉnh lộ 18 khoảng 10 km, thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã được Hòa thượng Thích Thanh Từ cho khởi công xây dựng lại ngày 15 – 8 – 2002 và tổ chức lễ khánh thành ngày 14 – 12 – 2002. Đây là nơi trước kia Trần Nhân Tông làm nơi giảng đạo.
Trước sân Thiền viện có đặt một Quả cầu Như ý Báo ân Phật đường kính 1.590 mm, trọng lượng 6,5 tấn, đặt trên một bệ đá granit có tiết diện vuông, nặng 4 tấn, bọc bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho Bát Chánh Đạo. Quả cầu do nhóm Phật tử Minh Hạnh Túc phát tâm cúng dường, được Công ty TNHH Hà Quang thi công trong 18 tháng. Lễ cúng dường được tổ chức vào ngày 06 – 7 – 2005 (01 tháng 6 năm Ất Dậu).
Lễ hội Yên Tử bắt đầu ngày 10 tháng giêng (âm lịch) kéo dài đến hết tháng ba. Ca dao có câu:
Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
TRÚC LÂM TAM TỔ
 ĐỆ NHẤT TỔ TRẦN NHÂN TÔNG (1258 – 1308)
Vua Trần Nhân Tông tên là Trần Khâm, sinh ngày 11 – 11 năm Mậu Ngọ (1258), con đầu vua Trần Thánh Tông. Năm 1274 (16 tuổi) được phong Hoàng Thái tử. Năm 1279, Trần Khâm lên ngôi. Sự nghiệp của Trần Nhân Tông cực kỳ hiển hách, văn võ song toàn. Người đã lãnh đạo quân dân chiến thắng quân Nguyên – Mông hai lần liên tiếp: năm Ất Dậu (1285) và Mậu Tý (1288). Năm 1293, Nhân Tông truyền ngôi cho con và lên làm Thái Thượng hoàng. Năm 1299, Nhân Tông vào Yên Tử xuất gia, xưng hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà. Năm 1301, Nhân Tông qua thăm Chiêm Thành, hứa gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Năm 1304, Nhân Tông gặp Đồng Kiên Cương ở Nam Sách. Cuối năm 1304, vua Anh Tông thỉnh Nhân Tông vào Đại nội và xin thọ giới Bồ tát tại gia. Năm 1308, Nhân Tông giảng Truyền đăng lục riêng cho Pháp Loa. Nhân Tông mất năm 1308.
 ĐỆ NHỊ TỔ PHÁP LOA  (1284 – 1330)
Thiền sư Pháp Loa tên là Đồng Kiên Cương, sinh năm Giáp Thân (1284), quê ở Nam Sách, Hải Dương, con ông Đồng Thuần Mậu và bà Vũ Từ Cứu. Năm 1304, Kiên Cương gặp Nhân Tông và xin xuất gia. Năm 1305, Kiên Cương được thọ giới Tỳ kheo và được cho pháp hiệu là Pháp Loa. Năm 1308, tại chùa Báo Ân ở Siêu Loại, Thiền sư được truyền pháp y, 200 bộ kinh điển. Năm 1313, ông định chức cho tăng ni toàn quốc tại chùa Vĩnh Nghiêm (Lạng Giang) và lập sổ bộ. Thiền sư mất năm 1330.

 ĐỆ TAM TỔ HUYỀN QUANG  (1254 – 1334)
Thiền sư tên là Lý Đạo Tái (có sách ghi Lý Tải Đạo), sinh năm Giáp Dần (1254), quê ở Bắc Giang. Năm 1275, ông thi đỗ Trạng nguyên và làm quan trong triều. Năm 1305, khi đã 51 tuổi, ông dâng sớ từ quan. Ông xuất gia tại chùa Vũ Ninh năm 1306. Khi Nhân Tông viên tịch, ông đi theo Pháp Loa học đạo và hành đạo tại chùa Vân Yên, Yên Tử. Năm 1330, Thiền sư được Pháp Loa truyền nhiệm vụ lãnh đạo Phật giáo, lúc 77 tuổi. Ông đã đề cử Quốc sư An Tâm trú trì chùa Vân Yên để về tu ở chùa Tư Phúc, Côn Sơn và mất ở đấy năm 1334.
 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Phúc Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa TổChùa thường gọi là chùa Tổ, tọa lạc ở xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được xây dựng từ

Chùa Hoằng Ân

Tên thường gọi: Chùa Quảng BáChùa thường gọi là chùa Quảng Bá, trước đây toạ lạc ở thôn Quảng Bá, xã Quảng An, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Quảng An, quận

Chùa Trùng Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa KeoChùa thường được gọi là chùa Keo, tọa lạc tại xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Chùa

Chùa Động Ngọ

Tên thường gọi: Chùa Cập NhấtChùa thường gọi là chùa Cập Nhất, chùa Động Ngọ, tọa lạc ở thôn Cập Nhất, xã Tiên Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc

Chùa Thánh Ân

Tên thường gọi: Chùa Đào XuyênChùa tọa lạc ở thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được dựng vào thời

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách