Miền Bắc (125)


Chùa Thần Quang (tỉnh Nam Định)

Tên thường gọi: Chùa Cổ Lễ

Chùa thường gọi là chùa Cổ Lễ, tọa lạc ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tương truyền, chùa do Thiền sư Minh Không thời Lý sáng lập. Ông là người chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông (1128 – 1138), được phong làm Quốc sư.
Ngôi chùa hiện nay do Hòa thượng Quang Tuyên tạo dựng vào năm 1920 và được trùng tu nhiều lần. Trước chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng (đế tháp đặt trên lưng một con rùa lớn đầu quay vào chùa), cao 32m, có 8 mặt, dựng năm 1926.
Kiến trúc chùa có tính độc đáo, đó là sự hòa nhập các yếu tố kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố gô-tích của Châu Âu.
Tòa thượng điện được bài trí đặc biệt, tượng đức Phật sơn son thếp vàng cao khoảng 4m được đặt ở tầng cao, gần mái vòm gô-tích. Mặt sau điện, thờ tượng Quốc sư Minh Không.
Chùa có đại hồng chung nặng 9.000 kg, cao 4,20m, đường kính miệng 2,2m, thành chuông dày 8cm, miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước, được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Đây là đại hồng chung lớn nhất Việt Nam. Năm 1945, trong lúc chiến tranh, chùa đã vần đại hồng chung xuống lòng hồ cất giấu. Đến năm 1954, đại hồng chung được kéo lên đặt tạm trên bệ để khách thập phương chiêm ngưỡng. Hòa thượng Thích Thế Long đã viên tịch vào ngày 23 – 2 – 1985. Ngài nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP).
Công trình xây dựng tháp chuông được tiến hành theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật của Viện Khoa học Kiến trúc thuộc Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Tháp gồm ba tầng, cao 14,5m, rộng 9m, mái cong lợp ngói mũi hài, hoàn thành vào ngày 23 – 10 – 1997 do hai ông Trần Quang Khải và Nguyễn Đức Cử phụng cúng. Tầng trên cùng treo quả chuông đời Lê nặng khoảng 300 kg, hai tầng dưới treo đại hồng chung nặng 9.000 kg.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Bích Động

Tên thường gọi: Chùa Bích ĐộngChùa Bích Động nằm trong rặng núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Các

Chùa Nhất Trụ

Tên thường gọi: Chùa Một CộtChùa tọa lạc ở thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được dựng dưới đời vua

Chùa Minh Khánh

Tên thường gọi: Chùa Hương ĐạiChùa thường gọi là chùa Hương Đại, tọa lạc ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được xây

Chùa Đại Bi (huyện Phúc Thọ)

Tên thường gọi: Chùa Hiệp Thuận, chùa Bà TềChùa thường gọi là chùa Hiệp Thuận, tên nôm là chùa Bà Tề, tọa lạc ở thôn Hiệp Thuận, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc

Chùa Thiên Sơn Cổ Tích

Tên thường gọi: Chùa Bồ ĐềChùa thường được gọi là chùa Bồ Đề, tọa lạc tại thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, cách cầu Chương Dương

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách