Miền Bắc (125)


Chùa Phổ Minh

Tên thường gọi: Chùa Tháp

Chùa thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được vua Trần Thánh Tông cho dựng vào năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường. Các bản văn khắc trên bia cho biết chùa có từ thời Lý, được mở rộng với quy mô lớn vào thời Trần.
Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường gắn với thiêu hương 3 gian, thượng điện 3 gian. Qua sân hẹp, dãy ngang 11 gian kết hợp với hành lang mỗi bên 11 gian tạo thành quần thể “Nội Công ngoại Quốc”.
Chùa Phổ Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim (mỗi tấm cao 1,92m, rộng 0,79m) ở nhà bái đường, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc v.v... Chùa vốn có một vạc lớn bằng đồng được xếp vào “Thiên Nam tứ đại pháp khí” (vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Quỳnh Lâm) nay không còn.
Tháp Phổ Minh được xây vào năm 1305, gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Sách Mỹ thuật của người Việt (Hà Nội, 1989) cho biết, ban đầu 13 tầng trên được xây bằng gạch trần hòn sắc đỏ au trên nền cây xanh mướt. Một thương gia giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên 13 tầng đó. Dạng kiến trúc của tháp là dạng trung gian giữa loại tháp hoa sen (phần trên) và tháp tu-di-tọa (phần đế). Tháp được trùng tu năm 1987.
Chùa thờ chư Phật, Bồ tát và thờ tượng Tổ Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tượng Tổ Pháp Loa, tượng Tổ Huyền Quang
Chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần đại tu mới nhất là vào các năm 1994 – 1995.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Ngọc Hồi

Tên thường gọi: Chùa Ngọc HồiChùa tọa lạc ở làng Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 17 km về phía Nam,

Chùa Bát Tháp

Tên thường gọi: Bát ThápChùa tọa lạc tại số 201, ngõ 209, phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Chùa còn có những tên gọi khác là

Chùa Nga My

Tên thường gọi: Chùa Hoàng MaiChùa thường gọi là chùa Hoàng Mai, tọa lạc tại số 04, tổ 17, đường Trương Định, ngõ 103, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng,

Chùa Cảnh Long Đồng Khánh

Tên thường gọi: Chùa DạmChùa thường được gọi là chùa Dạm hoặc chùa Tấm Cám, tọa lạc ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh  Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Sùng Phúc (huyện Thanh Trì)

Tên thường gọi: Chùa Huỳnh CungChùa thường được gọi là chùa Huỳnh Cung, tọa lạc tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Chùa cách trung tâm

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách