Miền Bắc (125)


Chùa Phúc Lâm

Tên thường gọi: Chùa Dư Hàng

Chùa Phúc Lâm thường gọi là chùa Dư Hàng hay chùa Hàng, tọa lạc ở số 121 phố Chùa Hàng, phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Chùa kiến trúc chữ Đinh trên diện tích 12.000 m2. Mặt chùa hướng chính Tây. ĐT: 031.849380. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Theo truyền thuyết, chùa được dựng từ thời Lý. Năm Dương Đức thứ 1 (1672), quan Đô úy Nguyễn Đình Sách từ quan xuất gia, pháp hiệu Chân Huyền, thuộc dòng Lâm Tế, đứng ra xây dựng ngôi chùa. Đến đời Thành Thái, vào năm 1899, Hòa thượng Thông Hạnh đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Tam quan được trùng tu năm 1905. Năm 1917, chùa được đại trùng tu. Đợt trùng tu gần đây nhất do Thượng tọa trụ trì Thích Quảng Tùng tổ chức vào những năm 1995 – 1997.
Sau cổng chùa là tam quan. Tam quan chùa khá cao, phía dưới là một căn nhà năm gian, trên có hai tầng. Qua một sân khá rộng sau tam quan là ngôi chánh điện. Bên trái là nhà trai, nhà tổ, nhà tăng. Bên phải là nhà thờ hậu, thư viện, phòng truyền thống…
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều bảo tượng, nhiều câu đối chạm khắc công phu, nổi bật là bức chạm lộng ở chánh điện do các nghệ nhân Hà Nam Ninh tạc vào năm 1917.
Trong vườn tháp, có chín ngôi tháp mộ, trong đó, có ba ngôi bảo tháp của Trúc Lâm Tam Tổ thời Trần (Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang), ba ngôi tháp Phổ Đồng và ba ngôi tháp của các vị trụ trì tiền nhiệm. Đặc biệt, chùa mới xây dựng tháp Đa Bảo cao 21m và vườn tượng. Trong vườn tượng, có tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Di Lặc và tượng mười vị đại đệ tử của đức Phật.
Chùa Phúc Lâm đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chùa Phúc Lâm là một danh lam bậc nhất của thành phố Hải Phòng xưa nay.


 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Vĩnh Khánh

Tên thường gọi: Chùa Bình SơnChùa thường gọi là chùa Then, tọa lạc ở xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa Vĩnh Khánh được

Chùa Vạn Niên

Tên thường gọi: Chùa Vệ HồChùa thường được gọi là chùa Vệ Hồ, tọa lạc ở Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Sách

Chùa Nga My

Tên thường gọi: Chùa Hoàng MaiChùa thường gọi là chùa Hoàng Mai, tọa lạc tại số 04, tổ 17, đường Trương Định, ngõ 103, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng,

Chùa Duyên Ứng

Tên thường gọi: Chùa Long ĐọiChùa thường gọi là chùa Long Đọi, tọa lạc trên núi Long Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Bảo Sơn

Tên thường gọi: Chùa Cổ LoaChùa thường được gọi là chùa Cổ Loa, tọa lạc ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Chùa nằm trong khu di tích Cổ

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách