Miền Bắc (125)


Chùa Thanh Mai

Tên thường gọi: Chùa Hương Hải

Chùa thường gọi là chùa Hương Hải, tọa lạc trên núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Ban, ở độ cao khoảng 250m, thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được dựng vào đời Trần. Đây từng là nơi trụ trì của Quốc sư Pháp Loa, Trúc Lâm đệ nhị Tổ. Ông đã từng mở rộng sơn cảnh Thanh Mai vào năm 1329. Sau khi ông mất, Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông truy tặng thụy hiệu là Minh Trí tôn giả (sách Hải Dương – Di tích và danh thắng, 1999 ghi là Tĩnh Trí tôn giả), đặt tên tháp là Viên Thông, xuất ngân khố 10 lạng vàng xây tháp và đề thơ Vãn Pháp Loa tôn giả, đề Thanh Mai Tự.
Ngôi chùa mới gồm Tiền đường 7 gian, Tam bảo 5 gian, hai dãy hành lang, nhà tổ, nhà tăng.
Trước chùa có 7 ngôi tháp, trong đó có tháp Phổ Quang (1702), tháp Linh Quang (1703); 7 tấm bia có giá trị, đặc biệt là tấm bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi, khắc dựng năm Đại Trị ngũ niên (1362). Hai mặt bia khắc khoảng 5000 chữ, văn bia do Trung Minh biên tập, Thiệu Tuệ viết chữ, nói về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa, những hoạt động của Trúc Lâm Tam Tổ và hành trạng của nhiều nhân vật đương thời.
 Phía sau chùa có bảo tháp Viên Thông 3 tầng, thờ xá-lợi Thiền sư Pháp Loa, được xây dựng năm 1330, là tháp đất nung có tường bao, rộng 10m x 10m. Năm 1714, tháp bị hỏng, vị sư trụ trì Như Thừa đã tổ chức tái tạo lại tháp bằng đá, cao khoảng 7m. Đầu thế kỷ XX, tháp đá bị hỏng, một ngôi tháp gạch được xây trên bệ của tháp đá. Năm 1999, Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã khôi phục như cũ ngôi tháp đá xưa. Thiền sư viên tịch ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ (1330) tại chùa Quỳnh Lâm, nhưng theo di chúc, xá lợi của Ngài được tôn trí ở chùa Thanh Mai.
Điện Phật được bài trí đơn giản. Ở gian giữa thờ Phật và thờ tượng 3 vị Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang). Gian bên trái thờ đức Trần Hưng Đạo.
Hội chùa hằng năm từ ngày mồng một đến mồng ba tháng ba, kỷ niệm ngày mất của Thiền sư Pháp Loa.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Viên Giác

Tên thường gọi: Chùa Hương LãngChùa thường gọi là chùa Hương Lãng hay chùa Lạng, tọa lạc ở xã Minh Hải, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Phổ Chiếu

Tên thường gọi: Chùa Phổ ChiếuChùa tọa lạc ở xóm Miếu 2, xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. ĐT: 031.737009, 031.740727. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa

Chùa Ninh Phúc

Tên thường gọi: Chùa Bút ThápChùa thường gọi là chùa Bút Tháp, ở bên đê sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc

Chùa Ngọc Am

Tên thường gọi: Chùa AmChùa thường được gọi là chùa Am, tọa lạc ở đường Thanh Niên, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. ĐT  029.863542. Chùa thuộc hệ

Chùa Hồng Phúc

Tên thường gọi: Chùa Hòe NhaiChùa thường gọi là chùa Hòe Nhai hay Hòa Giai, tọa lạc ở số 19 phố Hàng Than, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách