Miền Bắc (125)


Chùa Động Ngọ

Tên thường gọi: Chùa Cập Nhất

Chùa thường gọi là chùa Cập Nhất, chùa Động Ngọ, tọa lạc ở thôn Cập Nhất, xã Tiên Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Sách Mỹ thuật của người Việt (Hà Nội, 1989) cho biết chùa có 2 tấm bia cổ (đã mất) có hai niên đại sớm: Lý Thái Bình (Lý Thánh Tông: 1054 – 1072, niên hiệu Long Thụy Thái Bình) và Đại chính nguyên niên (1530) cùng bát hương năm Hoàng Định 19 (1619).
Ngôi chùa hiện nay mang dấu ấn kiến trúc cuối thế kỷ XVII. Tấm bia “Kiến khai Cửu phẩm Liên Hoa bi ký” (1692) đã nói đến việc Thiền sư Chân Nguyên thuộc Thiền phái Trúc Lâm đã tổ chức dựng cây Cửu phẩm Liên Hoa vào mùa xuân năm Nhâm Thân (1692) thời vua Lê Hy Tông. Cây Cửu phẩm cao 5,30m, mặt cắt 6 cạnh đều, 9 tầng (mỗi mặt gắn 3 pho tượng Phật, tổng số tượng là 162 pho), được đặt trong tòa Cửu phẩm vuông, 2 tầng 8 mái.
Thượng tọa trụ trì Thích Thanh Đạt đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa vào năm 1993 – 1994, bài trí điện Phật trang nghiêm.
Tam quan được tôn tạo năm 1995. Cửa chính của tam quan xây gác chuông hai tầng, bốn mái chồng diêm, trên có treo một đại hồng chung cao 1,5m,  đúc năm 1813.
Chùa có nhiều câu đối như :
    •    Phật tức tâm, tâm tức Phật, duy thiện khả thông
Không thị sắc, sắc thị không, hữu thành lăng cẩm.

    •    Y bát chân truyền vi cổ giám
Bật xô nhu nhuyễn hữu thanh lương.
(trích sách Hải Dương- Di tích và danh thắng, 1999)
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Liên Tôn

Tên thường gọi: Chùa Liên PháiChùa thường được gọi là chùa Liên Phái hay chùa Liên, tọa lạc tại ngõ chùa Liên Phái, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà

Chùa Sùng Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa Phúc ChỉChùa thường được gọi là chùa Phúc Chỉ, tọa lạc ở thôn Phúc Chỉ, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Phổ Minh

Tên thường gọi: Chùa ThápChùa thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa cách thành phố Nam Định

Chùa Phúc Lâm

Tên thường gọi: Chùa LươngChùa thường gọi là chùa Lương, tọa lạc ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ thành phố Nam Định đi theo đường 21 về

Chùa Vĩnh Khánh

Tên thường gọi: Chùa Võng ThịChùa thường gọi là chùa Võng Thị, tọa lạc ở khối 75 Võng Thị, phường Bưởi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách