Tên thường gọi: Chùa Đậu
Chùa còn có tên là chùa Pháp Vũ hay chùa Đậu, tọa lạc ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Chùa cách Hà Nội 23 km về hướng Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Theo truyền thuyết, chùa Thành Đạo có từ thời Bắc thuộc, nhưng các di vật còn lại hiện nay cho biết chùa được khởi dựng từ thời Lý, được trùng tu vào thế kỷ XVI, XVII. Năm 1635, đời Vua Lê Thần Tông, cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên đã làm hội chủ hưng công trùng kiến quy mô ngôi chùa.
Tam quan chùa là một gác chuông hai tầng tám mái, tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm 1801, thời Tây Sơn.
Chùa kiến trúc theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”. Ở nội điện và hành lang có nhiều bia đá từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII; khánh đồng đúc năm 1774; sách đồng ghi lịch sử chùa (có 10 tờ dát mỏng khắc chữ Hán cả 2 mặt, mỗi tờ chiều ngang 0,13m, chiều dọc 0,24m).
Chùa thờ Phật và thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ.
Đặc biệt, chùa thờ nhục thân hai vị Thiền sư Đạo Chân (tục danh Vũ Khắc Minh) và Đạo Tâm (tục danh Vũ Khắc Trường) vào khoảng thế kỷ XVII đã tu hành đắc đạo ở chùa. Gần đây, hai pho tượng xá lợi bị hư hỏng nặng. Bộ Văn hóa và Thông tin đã có dự án tu bổ và bảo quản hai pho tượng này do PGS.TS. Nguyễn Lân Cường làm Chủ nhiệm dự án.
Báo Thể thao và Văn hóa số 89 ngày 07 – 11 – 2003 cho biết, tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh được các nhà khoa học gỡ bỏ các chất gắn cũ trên vết nứt, hỏng; diệt khuẩn trong tượng; gia cố xương; xông tượng bằng chất thy-mol; gắn các vết nứt bằng sơn ta trộn mùn cưa mịn. Sau đó, tượng được sơn thếp vàng, phủ màu hoàng kim, hoàn thiện và ủ trong buồng có nhiệt độ 20 –25°C. Hai pho tượng đã được tu bổ, tôn tạo từ ngày 18 – 4 – 2003 và chính thức được nghiệm thu ngày 06 – 11 – 2003. Hai pho tượng sau khi phục nguyên xong được đặt trong hai khám bằng gỗ, ngoài có hộp kín bằng pha lê (đã rút hết không khí và bơm khí nitơ) có thể giữ độ bền cả trăm năm.
Chùa đã được coi là Đệ nhất danh lam thời Lê.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tên thường gọi: Chùa Huyền ThiênChùa tọa lạc ở số 54 phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Xưa chùa thuộc thôn Huyền Thiên, tổng Hậu Túc
Tên thường gọi: Chùa Cổ LễChùa thường gọi là chùa Cổ Lễ, tọa lạc ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Tương truyền,
Tên thường gọi: Chùa Non NướcChùa thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với
Tên thường gọi: Chùa VẽChùa có tên nôm là chùa Vẽ, chùa Cả, gọi theo địa danh là chùa Đông Ngạc. Chùa tọa lạc tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP.
Tên thường gọi: Chùa Côn SơnChùa thường gọi là chùa Côn Sơn, tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân hay núi Hun, cao khoảng 200m, thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh,
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông