Miền Bắc (125)


Chùa Sùng Phúc

Tên thường gọi: Chùa Tây Phương

Chùa thường gọi là chùa Tây Phương, tọa lạc trên núi Tây Phương (xưa gọi là núi Câu Lậu) cao chừng 50m, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Chùa cách Hà Nội 37 km về hướng Tây. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Từ chân núi, leo lên 237 bậc lót đá ong thì đến tam quan chùa. Chùa có ba nếp nhà song song hình chữ “Tam” là bái đường, chánh điện và hậu cung. Mỗi nếp nhà có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tám mái và tám góc là các đầu đao vươn lên cong vút với những hình hoa, lá, rồng, phụng. Mái lợp gồm hai lớp ngói: ngói lớp trên in nổi hình lá đề, ngói lớp dưới lót hình vuông, sơn năm màu. Tường xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ để trần, có những cửa sổ hình tròn mang ý nghĩa sắc – không. Các cột gỗ đều kê trên tảng đá xanh khắc hình cánh sen.
Chùa đã được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ XVII, XVIII. Năm 1632, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657 – 1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho xây lại chùa mới.
Đến năm 1794, dưới thời Tây Sơn, chùa được đại tu hoàn toàn, lấy tên là chùa Tây Phương.
Năm 1893, nhà sư Thích Thanh Ngọc trụ trì đã tổ chức trùng tu chùa, tạc tượng Quan Âm trăm tay, Thiện Tài, Long Nữ, Bát bộ Kim Cang, Thập bát La Hán...
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng là những tác phẩm điêu khắc xuất sắc của dân tộc ở các thế kỷ XVII, XVIII, XIX như: Tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Âm Chuẩn Đề, tượng Bát bộ Kim Cang, tượng 16 vị Tổ sư v.v... Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa đã viết những câu thơ sống động và gợi cảm qua bài Các vị La hán chùa Tây Phương.

Chùa được đại trùng tu vào năm 1991. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng về kiến trúc và điêu khắc bậc nhất ở Việt Nam. Hằng ngày, chùa đã đón tiếp hàng trăm Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.


 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Pháp Vân

Tên thường gọi: Chùa Thái LạcChùa thường gọi là chùa Thái Lạc, tọa lạc ở thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Tam Thanh

Tên thường gọi: Chùa Tam ThanhChùa tọa lạc ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 025.878263. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được dựng từ thời Hậu

Chùa Phúc Linh

Tên thường gọi: Chùa Nhân TraiChùa thường được gọi là chùa Nhân Trai, tọa lạc tại thôn Nhân Trai, xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Chùa thuộc hệ

Chùa Pháp Vân

Tên thường gọi: Chùa DâuChùa thường được gọi là chùa Dâu, tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh  Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Ninh Phúc

Tên thường gọi: Chùa Bút ThápChùa thường gọi là chùa Bút Tháp, ở bên đê sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách