Tên thường gọi: Chùa Mía
Chùa tọa lạc ở làng Mía, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Chùa cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây. Xưa kia, vùng đất này có tên Nôm là Mía nên chùa thường được gọi là chùa Mía. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Theo truyền thuyết, chùa được dựng vào thời Trần. Đến thế kỷ XVII, bà Nguyễn Thị Rong (có tài liệu ghi là Nguyễn Thị Dong, Nguyễn Thị Ngọc Dong, Ngô Thị Ngọc Diệu), vợ chúa Trịnh Tráng (1623 – 1657), đã đứng ra đại trùng tu ngôi chùa vào năm Đức Long thứ 4 (1632).
Chùa có tam quan (vừa là gác chuông) là ngôi nhà ba gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Ở dưới, có hai tấm bia đặt ở hai gian bên trái, bên phải. Bia năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) nói về việc lập chợ trước chùa. Bia năm Cảnh Hưng thứ 11 (1750) nói việc sửa lại tiền đường. Trên gác, có treo một quả chuông đúc năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) và một khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1846).
Sau tam quan là một sân rộng. Ở đây có cây đa cổ thụ và bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 13m. Có lối đi dẫn đến cổng thứ hai là Bát-nhã môn. Qua cổng là một sân vườn rộng. Phía trái có ni thất và tổ đường. Ở giữa là ngôi chùa với tiền đường, trung điện (còn gọi là chùa Trung) và hậu điện (còn gọi là chùa Thượng). Trung điện và hậu điện nối với nhau bằng hai dãy hành lang, bao quanh lấy nhà thiêu hương và điện Phật ở giữa. Ở tiền đường có tấm bia năm Đức Long thứ 6 (1634), cao khoảng 1,6m, dựng trên lưng một con rùa, nói việc sửa chữa, mở rộng ngôi chùa vào năm 1632 do các cung tần phủ chúa Trịnh hưng công.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa có 287 pho tượng thờ, trong đó có 174 tượng bằng đất nung. Nhiều tượng ở chùa là những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng như: tượng Tuyết Sơn, tượng Di Lặc, tượng Bát bộ Kim Cang, tượng Bà Chúa Mía... Đặc biệt, pho tượng Quan Âm tống tử, thường gọi là tượng Bà Thị Kính, là một tuyệt tác về điêu khắc. Người dân làng Mía đã tự hào:
Nổi danh chùa Mía làng ta,
Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm.
Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Chùa là ngôi cổ tự danh tiếng, là “nhà bảo tàng” về nghệ thuật điêu khắc cổ ở nước ta.
Tên thường gọi: Chùa Đông ThiệnChùa tọa lạc ở thôn Niệm, xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. ĐT: 031.851353. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa xưa được dựng
Tên thường gọi: Chùa Hoàng MaiChùa thường gọi là chùa Hoàng Mai, tọa lạc tại số 04, tổ 17, đường Trương Định, ngõ 103, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng,
Tên thường gọi: Chùa Hiệp Thuận, chùa Bà TềChùa thường gọi là chùa Hiệp Thuận, tên nôm là chùa Bà Tề, tọa lạc ở thôn Hiệp Thuận, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc
Tên thường gọi: Chùa Phú ThịChùa thường gọi là chùa Phú Thị, tọa lạc ở thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Đệ TứChùa thường gọi là chùa Đệ Tứ, tọa lạc ở thôn Đệ Tứ, xã Lộc Hạ, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông