Miền Bắc (125)


Chùa Quán Sứ

Tên thường gọi: Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ tọa lạc ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. ĐT: 04.8240839. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Vào triều Lê, ở khu vực này có nhà công quán của triều đình gọi là Quán Sứ, dùng để đón tiếp các sứ thần Lào, Chiêm Thành... khi đến Thăng Long. Bên cạnh có một ngôi chùa cho các sứ thần theo đạo Phật làm lễ, nên chùa có tên là Quán Sứ. Về sau, nhà công quán bị hủy bỏ, còn ngôi chùa được giữ lại.
Theo nội dung bài văn bia "Quán Sứ tự công đức bi ký" dựng năm 1855, thì vào đầu triều vua Gia Long, đồn Hậu Quân ở cạnh chùa. Năm 1822, chùa được sửa sang, làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng.
Năm 1827, Thiền sư Thanh Phương ở Hà Sơn Bình đến trụ trì, lo việc trùng tu, tô tượng, đúc chuông... Đệ tử của ngài là Văn Nghiêm kế nghiệp, đã tổ chức trùng kiến ngôi chùa, đắp thêm 27 pho tượng.
Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở ở chùa. Những năm 1940 – 1942, chùa đặt trụ sở báo Đuốc Tuệ, tiếng nói của Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ.
Năm 1942, chùa được xây dựng lại theo bản vẽ thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng, đặt trụ sở trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.
Tam quan chùa xây bằng gạch kiểu chồng diêm, có ba tầng mái lợp ngói ống, ở giữa là lầu chuông. Trên tam quan có nhiều cặp câu đối đắp nổi bằng chữ quốc ngữ. Qua tam quan là một sân gạch. Giữa sân gạch là ngôi chánh điện xây trên nền cao hơn mặt sân 1,9m.
Tiền đường có 7 gian xây kiểu nhà có mái chồng diêm, lợp ngói ống. Bên trong có ban thờ tượng Quan Âm Chuẩn Đề và ban thờ tượng Bồ tát Địa Tạng. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Lớp cao nhất đặt thờ tượng Tam Thế Phật; lớp thứ hai tôn trí bộ tượng Di Đà Tam Tôn gồm tượng đức Phật A Di Đà ngồi thiền định trên tòa sen, hai bên là hai vị Bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí; lớp thứ ba tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thuyết pháp, hai bên là tượng Ca Diếp và A Nan; lớp thứ tư đặt tòa Cửu Long; lớp thứ năm đặt tượng Hộ Pháp.
Hậu đường thờ vị Quốc sư Minh Không đời Lý. Hai bên và phía sau sân là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, văn phòng, nhà khách, tăng phòng.
Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Thanh Hanh (1934 – 1936), HT Thích Trừng Thanh (1936 – 1940), HT Thích Trung Thứ (1940 – 1942), HT Thích Doãn Hài (1942 – 1945), HT Thích Tuệ Tạng, HT Thích Tố Liên, HT Thích Đức Nhuận, HT Thích Quảng Dung.
Trụ trì hiện nay là HT Thích Tâm Tịch, đương kim Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. HT Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đương nhiệm Giám viện.
Ngôi chùa đã chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của Phật giáo Việt Nam như:
    •    Ngày 23 – 12 –1934, suy tôn Hòa thượng Thích Thanh Hanh, chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), lên ngôi Thiền gia Pháp chủ.
    •    Năm 1949, Hội Tăng Ni chỉnh lý Bắc Việt làm lễ suy tôn Hòa thượng Thích Mật Ứng lên ngôi Thiền gia Pháp chủ.
    •    Năm 1950, Hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt được thành lập. Hòa thượng Thích Tố Liên làm Hội trưởng.
    •    Năm 1958, thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (miền Bắc).
    •    Từ ngày 4 đến ngày 7 – 11 – 1981, đại diện 9 tổ chức hệ phái Phật giáo cả nước tổ chức Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa đặt Trường cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở 1 từ năm 1981, nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
Chùa hiện đặt trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Hàng năm, chùa đón tiếp hàng vạn Tăng Ni, Phật tử, du khách trong nước và nước ngoài đến học tập, lễ bái, tham quan.

 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Đại Phúc

Tên thường gọi: Chùa Ngọc TrụcChùa thường được gọi là chùa Ngọc Trục, tọa lạc ở thôn Ngọc Trục, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội. Chùa cách trung tâm

Chùa Thần Quang (huyện Xuân Trườn)

Tên thường gọi: Chùa Keo, chùa Hành ThiệnChùa thường gọi là chùa Keo (Hành Thiện), tọa lạc ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc

Chùa Thần Quang

Tên thường gọi: Chùa Ngũ XãChùa thường được gọi là chùa Ngũ Xã, tọa lạc ở số 44, phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Chùa thuộc

Chùa Pháp Vân

Tên thường gọi: Chùa NànhChùa thường được gọi là chùa Nành, tọa lạc ở làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa

Chùa Kim Sơn

Tên thường gọi: Chùa Kim MãChùa thường được gọi là chùa Kim Mã, tọa lạc ở số 73 phố Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách