Miền Bắc (125)


Chùa Hoằng Ân


Tên thường gọi: Chùa Quảng Bá

Chùa thường gọi là chùa Quảng Bá, trước đây toạ lạc ở thôn Quảng Bá, xã Quảng An, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Nhiều tư liệu hiện nay cho biết chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII. Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm trong sách Hà Nội danh lam cổ tự (NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003) cho rằng niên đại xây dựng chùa chưa được xác định rõ, tương truyền xây dựng từ thời Lý với nhiều tên gọi khác nhau qua các thời đại như Long Ân, Sùng Ân, Hoằng Ân và Báo Ân.
Văn bia năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) cho biết công chúa Ngọc Tú (vợ chúa Trịnh Tráng) cho xây sửa ngôi chùa Long Ân ở phường Quảng Bá quy mô to lớn với kết cấu khu chùa chính gồm: tam quan, tiền đường, chánh điện, nhà Tổ và hành lang tả hữu. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), khi tuần thú Bắc Hà, vua xa giá tới thăm chùa đã cho đổi hiệu thành Sùng Ân. Đến đời Thiệu Trị, vì vua xây Hiến Lăng trong đó có tẩm điện Sùng Ân nên chùa lại được bộ Lễ tâu xin đổi tên là Hoằng Ân. Năm Duy Tân thứ 7 (1913), chùa lại được đại trùng tu.
Chùa được xây dựng trên một thế đất đẹp, từ ngoài vào gồm: sân vườn, chùa chính, nhà Mẫu, tăng phòng, nhà Tổ, vườn tháp… Chùa chính có 5 gian lợp ngói, bờ nóc và bờ dải chạy thẳng, chính giữa đắp hổ phù đội mặt trời. Chùa có hệ thống tượng thờ đặc sắc gồm 30 pho tượng được tạc từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX  như: bộ tượng Tam Thế Phật, tòa Cửu Long, tượng Bồ tát Quan Âm Nam Hải, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng An Nan, tượng Giám Trai…
Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như đại hồng chung cao 1,50m đúc năm 1743 có khắc 4 chữ nổi Long Ân tự chung; 33 tấm bia từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX. Trong khuôn viên chùa còn có khu tháp mộ chư tổ, như bảo tháp của Hòa thượng Pháp chủ Thích Mật Ứng, Hòa thượng Pháp chủ Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Trí Độ – Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất (miền Bắc) v.v…
Từ năm 1969, chùa là nơi đào tạo tăng ni của trường tu học Phật pháp trung ương. Chùa là một tổ đình lớn, một danh lam thắng cảnh của thủ đô.
Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Linh Thông

Tên thường gọi: Chùa Vân HồChùa thường được gọi là chùa Vân Hồ, chùa Tào Sách, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Chùa Sùng Phúc

Tên thường gọi: Chùa Tây PhươngChùa thường gọi là chùa Tây Phương, tọa lạc trên núi Tây Phương (xưa gọi là núi Câu Lậu) cao chừng 50m, thuộc xã Thạch Xá, huyện

Chùa Thiên Quang

Tên thường gọi: Chùa Thiên QuangChùa nằm trong Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng, phía Tây Bắc thành phố Việt Trì, thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh

Chùa Phổ Quang

Tên thường gọi: Chùa Xuân LũngChùa thường gọi là chùa Xuân Lũng, tọa lạc ở xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 120 km. Chùa thuộc

Chùa Tam Thanh

Tên thường gọi: Chùa Tam ThanhChùa tọa lạc ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 025.878263. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được dựng từ thời Hậu

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách