Miền Bắc (125)


Chùa Đồng Quang

Tên thường gọi: Chùa  Đồng Quang

Chùa tọa lạc tại số 15, ngõ 119, phố Tây Sơn, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Dưới thời Lê Trung Hưng, khu vực này là trường thi Bác cử – trường thi võ chọn người tài dưới triều Lê – Trịnh, và sau là chiến trường trong trận Đống Đa năm Kỷ Dậu (1789). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Nhiều tư liệu hiện nay đã căn cứ vào bài văn của Tiến sĩ Lê Huy Trung trên tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 9 (1856). Theo văn bia thì khu đất xây dựng chùa xưa là nơi giao chiến giữa quân Tây Sơn và quân địch Mãn Thanh. Thời  Thiệu Trị, quan Tổng đốc Hà Nội là Đặng Hầu đã cho thu táng những thi hài chết trong trận Đống Đa ở đầu đường cuối ngòi thành 12 gò, lấy nhân công và tiền của hai trại Thịnh Quang và Nam Đồng để làm mộ điện tế lễ vong hồn những người tử trận. Đến năm Tự Đức thứ 4 (1851), quan Kinh lược Nguyễn Văn Giai khi cho mở đường, mở chợ ở vùng này lại thấy có nhiều xương khô nên cho đắp thêm một gò mộ nữa (tức gò Đống Đa ngày nay). Ông kêu gọi các nhà hảo tâm góp tiền dựng thêm 5 gian nhà nữa để tế lễ. Đây chính là tiền thân của chùa Đồng Quang. Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm trong sách Hà Nội danh lam cổ tự (NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003) cho biết vào thời gian này Hà Nội bị vỡ đê, có mấy pho tượng Phật trôi dạt đến, moi người cho rằng ứng với việc làm chùa mới, sau đó sư các chùa cúng thêm 6 pho tượng nữa, dân làng đặt tượng thờ và gọi là chùa Đồng Quang (chùa của hai trại Nam Đồng và Thịnh Quang). Những năm sau đó như 1886, 1915, 1956 và 1999, chùa tiếp tục được trùng tu, xây dựng để có quy mô như ngày nay.
Chùa có kiến trúc hình chữ Đinh gồm tiền đường và thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và ngôi đền thờ vua Quang Trung cùng các tướng sĩ tử trận năm xưa. Nghệ thuật trang trí ở chùa được tập trung ở bộ khung nhà, chủ yếu là bề mặt các cốn giường, kẻ và câu đầu… với các hình hổ phù, rồng lá, mây lá, vân mây được chạm bong kênh. Hệ thống tượng thờ và các di vật khác như cửa võng, hoành phi, bia đá, đại hồng chung… đều có giá trị mỹ thuật cao.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1990.
 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Đôi Cao

Tên thường gọi: Chùa CaoChùa thường được gọi là chùa Đông Cao, chùa Cao, tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Từ Hà

Chùa Hàm Long

Tên thường gọi: Chùa Hàm LongChùa tọa lạc ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh  Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền

Chùa Sùng Phúc (quận Thanh Xuân)

Tên thường gọi: Chùa Tam HuyềnChùa thường được gọi là chùa Tam Huyền, tọa lạc tại số 47, ngõ 117, đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Chùa Cảm Vu

Tên thường gọi: Chùa Bàn GiảnChùa thường gọi là chùa Bàn Giản, chùa Đông Lai, tọa lạc ở thôn Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa thuộc

Chùa Quảng Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa Trăm GianChùa thường gọi là chùa Trăm Gian hay chùa Tiên Lữ, tọa lạc trên núi Sở thuộc thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách