Tên thường gọi: Chùa Một Cột
Chùa thường được gọi là chùa Một Cột, tọa lạc ở số 1 phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. ĐT : 04. 8436299. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được vua Lý Thái Tông (1028–1054) cho xây dựng vào năm 1049, do tích nhà vua chiêm bao thấy Bồ tát Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua xây chùa, dựng cột đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong chiêm bao.
Một tích khác cho biết vua Lý Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con trai, thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy đức Bồ tát Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông phía Tây kinh thành, tay bế một bé trai đưa cho nhà vua. Sau đó nhà vua sinh con trai. Vua liền cho xây chùa Một Cột để thờ Bồ tát Quan Âm, triệu tập hằng ngàn tăng ni đến tụng kinh suốt bảy ngày đêm, lập thêm ngôi chùa Diên Hựu bên cạnh để thờ chư Phật, Bồ tát để tỏ lòng cầu nguyện được hưởng phúc thọ dài lâu.
Ngôi chùa được xây lại vào thời Trần (năm 1249) và đã trùng tu nhiều lần. Chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1955. Đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Âm. Toàn bộ đài đặt trên một cột trụ, trụ đặt giữa một hồ vuông thả sen, mỗi cạnh hồ dài 20m. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước.
Phía Tây Nam đài Liên Hoa, cách khoảng 10m là chùa Diên Hựu. Kiến trúc chùa bao gồm: Tam quan hai tầng kiêm gác chuông, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ và vườn tháp. Hệ thống tượng trong chùa được tạo tác vào thế kỷ XIX, có giá trị nghệ thuật cao.
Gắn liền với lịch sử thủ đô, chùa Một Cột và gác Khuê Văn là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn vật.
Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Thanh Khánh.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962.
Tên thường gọi: Chùa SétChùa thường gọi là chùa Sét tọa lạc ở tổ 7 Giáp Lục, phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Chùa có tên tự là
Tên thường gọi: Chùa Mễ SởChùa thường gọi là chùa Mễ Sở, tọa lạc ở thôn Mễ Sở, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thiên QuangChùa nằm trong Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng, phía Tây Bắc thành phố Việt Trì, thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh
Tên thường gọi: Chùa DạmChùa thường được gọi là chùa Dạm hoặc chùa Tấm Cám, tọa lạc ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Chân TiênChùa tọa lạc ở số 151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. ĐT: 04. 8215871. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông