Tên thường gọi: Chùa Long Đọi
Chùa thường gọi là chùa Long Đọi, tọa lạc trên núi Long Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được khởi dựng từ thời Lý. Theo sách Tự điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), vào năm 1118, Vua Lý Nhân Tông dừng xem cảnh đẹp nơi đây, ý muốn dựng chùa và đặt tên núi là Long Đọi. Gần 3 năm sau, chùa và tháp hoàn thành với quy mô to lớn và tráng lệ. Tháp mang tên Sùng Thiện Diên Linh, cao 13 tầng, mở 40 cửa gió, tầng trên đặt hộp xá-lợi nạm vàng, tầng dưới cùng đặt tượng Phật Đa Bảo. Vua đã mở hội khánh thành vào tháng 4 năm 1122, thổi cơm chay đãi khách đói, cấp tiền giúp cho dân nghèo và dựng bia do Triều liệt Hình Bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật soạn.
Ngày nay, chùa còn giữ tấm bia được dựng ngày 6 tháng bảy năm Tân Sửu, niên hiệu Thiên Phù Duệ Võ thứ hai (1121), có chiều cao 2,66m, ngang 1,67m, dày 0,29m, đế bia là phiến đá chạm rồng nổi, và các pho tượng Kim Cang bằng đá, mỗi tượng cao khoảng 1,57m là những di vật và tượng quý từ thời Lý.
Chùa được trùng tu nhiều lần. Năm 1591, nhà Mạc cho xây dựng lại chùa.
Chùa hiện có pho tượng Bồ tát Di Lặc bằng đồng nặng 1 tấn. Chùa thờ Phật và thờ Bà Nguyên phi Ỷ Lan.
Chùa mở hội hằng năm vào ngày 21 tháng ba (âm lịch), thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và tham gia nhiều trò chơi dân gian như: thi nấu cơm, thi dệt vải, thi bơi thuyền…
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tên thường gọi: Chùa Quảng BáChùa thường gọi là chùa Quảng Bá, trước đây toạ lạc ở thôn Quảng Bá, xã Quảng An, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Quảng An, quận
Tên thường gọi: Chùa Đồng BụtChùa thường gọi là chùa Đồng Bụt, tọa lạc ở xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Sách Di tích
Tên thường gọi: Chùa Mễ SởChùa thường gọi là chùa Mễ Sở, tọa lạc ở thôn Mễ Sở, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Xuân LũngChùa thường gọi là chùa Xuân Lũng, tọa lạc ở xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 120 km. Chùa thuộc
Tên thường gọi: Chùa Côn SơnChùa thường gọi là chùa Côn Sơn, tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân hay núi Hun, cao khoảng 200m, thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh,
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông