Tên thường gọi: Chùa Trăm Gian
Chùa thường được gọi là chùa Tam Sơn, chùa Trăm Gian, tọa lạc ở thôn Tam Sơn, xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. ĐT : 0241.740566. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa dựng vào thời Lý. Sách Từ điển Di tích văn hóa Việt Nam (NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993) cho biết các Thiền sư Lã Định Hương (mất năm 1050), Nghiêm Bảo Tính (mất năm 1034), Phạm Minh Tâm (mất 1034) thuộc thế hệ thứ 7, 8 Thiền phái Vô Ngôn Thông đã từng trụ trì, giảng pháp tại chùa.
Đến thế kỷ XVII, bà cung phi Nguyễn Thị Ngọc Vĩnh tổ chức trùng tu, mở rộng chùa quy mô to lớn, xây bậc gạch từ chân núi lên chùa, dựng lầu chuông năm 1693, dựng cột đá Chúc Thiên Đài ghi tên những tín chủ góp công của xây chùa. Các năm sau, tiếp tục đúc chuông, tô tượng. Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn (cao 1,70m, tòa sen 0,37m), tượng Kim Đồng, tượng Ngọc Nữ là những pho tượng cổ và quý của dân tộc.
Chùa còn giữ nhiều di vật quý như viên gạch chạm nổi hoa sen thời Trần (mỗi cạnh 0,32m), đại hồng chung, khánh đá (ngang 1,40m) chạm khắc hai mặt, ở đường viền có các hình hoa lá, rồng, phượng…
Ngôi chùa hiện nay được Sư cụ Thích Đàm Chúc cho dựng lại từ năm 1973 và đã được trùng tu nhiều lần.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tên thường gọi: Chùa Quan LạnChùa thường được gọi là chùa Quan Lạn, tọa lạc ở xã Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm trong khu di tích
Tên thường gọi: Chùa Quỳnh LâmChùa nằm trên một ngọn đồi thấp Tiên Du, thuộc xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được khởi
Tên thường gọi: Chùa Thánh ChúaChùa còn gọi là chùa Thánh Chủ, tọa lạc ở xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được dựng
Tên thường gọi: Chùa Hàm LongChùa tọa lạc ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền
Tên thường gọi: Chùa Hai Bà TrưngChùa thường được gọi là chùa Hai Bà Trưng, tọa lạc tại phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, trong
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông