Tên thường gọi: Chùa Đức La
Chùa thường gọi là chùa Đức La, nằm trên một ngọn đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, thuộc thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được dựng vào thời Trần, là một trung tâm lớn của Phật giáo Việt Nam. Chùa từng là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và là nơi đào tạo, định chức danh các tăng sĩ thời Trần. Ca dao cổ có câu:
Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm,
Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành.
Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) cho biết, chùa có từ thời Lý, được xây dựng qui mô, sau bị binh hỏa đổ nát. Địch Vũ Hầu Nguyễn Thọ Cường hưng công tu sửa chùa vào năm 1606. Đến đầu thời Nguyễn, chùa lại được đại trùng tu: tượng Phật, tượng 3 vị tổ Trúc Lâm và nhiều bức chạm khắc có giá trị nghệ thuật được tạo tác trong lần trùng tu này.
Ở sân chùa có một tấm bia đá lục lăng dựng trên bệ chạm cánh sen. Thân bia cao 1,18m, mỗi mặt bia rộng 0,32m, trang trí hình rồng. Bia dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) ghi việc trùng tu chùa.
Đối diện với tấm bia, phía trái sân chùa có vườn tháp gồm 5 bảo tháp xây bằng gạch đặt di hài các vị sư đã trụ trì chùa.
Kiến trúc chùa ngày nay khá bề thế với diện tích khoảng 10.000 m2, nằm trên một trục dọc, hướng Đông Nam, gồm tam quan, chùa hộ, tòa thiêu hương, chùa Phật, nhà tổ, gác chuông (hai tầng mái, nền gần vuông, mỗi cạnh trên 7m) và nhà trai.
Tượng ở chùa đều tạc lớn, đặt ngồi nhập định trên tòa sen hoặc đang thuyết pháp. Chùa còn có một số tượng chân dung tiêu biểu như bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ, tượng cố Hòa thượng Thích Thanh Hanh.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chùa này chưa tới bao giờ hicssss
Tên thường gọi: Chùa DạmChùa thường được gọi là chùa Dạm hoặc chùa Tấm Cám, tọa lạc ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Tam HuyềnChùa thường được gọi là chùa Tam Huyền, tọa lạc tại số 47, ngõ 117, đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Tên thường gọi: Nam ĐồngChùa thường gọi là chùa Nam Đồng, tọa lạc tại số 32, ngõ 64, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. ĐT:
Tên thường gọi: Chùa HươngHương Sơn là một khu vực rộng lớn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, ven bờ phải sông Đáy. Nhiều chùa ở Hương Sơn
Tên thường gọi: Chùa Võng ThịChùa thường gọi là chùa Võng Thị, tọa lạc ở khối 75 Võng Thị, phường Bưởi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông