2.- Sao gọi là khai, giá, trì, phạm ? a.- Khai là mở, cho làm. b.- Giá là cấm, không cho làm. Như khi Phật còn tái thế, Ngài cấm các vị Tỳ Kheo leo lên cây, đó là Giá" . nhưng về sau cóvị Tỳ Kheo đi vào rừng, bị ác thú rượt, Ngài không dám leo lên cây để tránh, vì sợ phạm giới, và cuối cùng bị ác thú hại. Từ đó, Phật dạy: nếu có duyên sự thì được leo cây, như thế gọi là Khai. Một thí dụ thứ 2: người Phật tử phải giữ giới không uống rượu. Ðó là Giá. Nhưng khi bị bịnh nặng, nếu cần rượu để hòa với thuốc, uống mới lành bệnh, thì tạm được dùng. Ðó là Khai. Nhưng trước khi uống, phải bạch với chư tăng. c.- Trì là giữ gìn; như khi đã thọ giới rồi mà giữ gìn cho được thanh tịnh thì gọi là Trì. d.- Phạm là vi phạm; như đã thọ giới rồi mà không giữ gìn giới thì gọi là Phạm. Tóm lại, trong khi tu hành giữ giới-luật, hành giả luôn luôn quan sát mỗi hành vi hàng ngày của mình xét xem một cách sáng suốt, thế nào là Trì, thế nào là Phạm; trong trường hợp nào, và giới nào được Khai; Trong trường hợp nào, và giới nào không được Khai.v.v.. nói một cách tổng quát khi đã thọ giới rồi thì phải Trì. Nếu không Trì mà Phạm. Tuy thế nếu vì lòng từ bi, vì lợi ích chung, hay vì trí huệ thúc đẩy, thì có thể Khai mà không phạm tội. Nhưng nếu vì tâm nhiểm ô, vì phiền nảo thúc đẩy mà Khai là Phạm. 3.-Sao gọi là chỉ trì, tác phạm và tác trì chỉ phạm? a.- Chỉ trì là nói về phương diện các điều ác, quyết giũ gìn không gây tội lỗi. b.- Tác phạm là nói về phương diện các điều ác, đáng lẽ phải giữ gìn, mà lại không giữ được, cho nên phải phạm tội lỗi. c.- Tác trì là nói về phương diện các điều thiện, cần phải làm, là phạm giới. d.- Chỉ phạm là nói về phương diện các điều thiện, nếu đình chỉ không làm, là phạm giới. Thí dụ: về tội ăn trộm, nếu không làm là chỉ trì, nếu làm tác phạm. Trái lại, về hạnh bố thí, nếu làm là tác trì, nếu không làm là chỉ phạm. 4.- Sao gọi là tánh tội và giá tội, hay tánh giới và giá giới?. a). Tánh tội là tội sẳn có trong bảng tấn chúng sanh, như sát, đạo, dâm, vọng. Bốn tánh này có sẳn trong tâm tánh chúnh sanh từ vô thỉ đến nay, hể có chúng sanh lá có chúng nó. Mỗi người, không cần ai dạy bảo, không cần học tập, mà ai cũng đều biết sát, đạo, dâm, vọng. Vì thế cho nên gọi là tánh tội. b). Giá tội là tội không sẵn có trong bản tấn nhưng do hoàn cảnh, do tập nhiễm mà phát sinh; như tội uống rượu chẳng hạn. Nói một cách tổng quát, ngoài bốn tánh tội là sát, đạo, dâm, vọng, còn bao nhiêu tội khác là giá tội cả. c). Tánh giới là để ngăn ngừa bốn tánh tội là sát, đạo, dâm, vọng. Giới này rất quan trọng, nhưng củng rất khó giữ. Giữ được bốn giới này thì sư tu hành tất sẽ kết quả và con đường giải thoát chắc chắn sẽ chờ đón hành giả. d). Giá giới là giới để ngăn ngừa tội lỗi do hoàn cảnh là huân tập mà phát sinh. Những giới này ít quan trọng hơn tánh giới nói trên. Nhưng muốn giữ được tánh giới một cách ít khó khăn, phải cần giữ giá giới. Như người muốn đốn cây lớn, trước tien phải chặt ngành ngọn; như người dùng binh giỏi, trước khi muốn chiếm một đô thị lớn, phải ngăn chặn các con đường đi vào đo thị ấy. V.-Kết Luận Như chúng ta đã rỏ, mục đích của gióa pháp mà Ðứủc Phật chỉ bày cho chúng ta là để được minh tâm, kiến tánh, và thành Phật. Tất cả các tôn phái, mặc dù có chủ trương và đặc điểm khác nhau, nhưng mục dích cuối cùng đều là một: Giác-ngộ và thành Phật. Luật tôn củng không đi ra ngoài mục đích trên, mặc dù phương pháp có khác phần nhiều các tôn khác thì phải hiểu rồi mới tu; Luật tôn trái lại chủ trương; hãy tu đi rồi sẽ hiểu, hảy giữ gìn giới luật phải nghiêm chỉnh, thì tâm sẽ định tĩnh, thanh tịnh; tâm đa thanh tịnh thì trí huệ sẽ sáng suốt, chân tâm sẽ hiện bày, Phật tánh sẽ phát lộ. Thật là một chủ trương rất thiết thực, mà kết quả lại chắc-chắn ! những kẻ học rộng biết nhiều mà không giữ giới củng chẳng khác gì trước gió, có thể sáng lắm, nhưng không biết sẽ tắt khi nào. Trái lại kẽ học ít biết hẹp mà giữ giới một cách chân thần, thì củng như ngọn đèn có ống khói, khi mới thắp thì lu, nhưng không tắt thì càng cháy lâu cáng sáng tỏ. Vì những lí lẽ trình bày ở trên, Luật tôn đều phải thích hợp với mọi căn cơ, nhất là với những căn cơ chậm lụt. Ơí đời chúng ta thường thấy phần nhiều những người có căn trí lanh lẹ, hiểu nhanh biết lẹ, nhưng vì hay ỷ sức mình , không chịu đặt mình vào khuôn phép kỷ luật, nên cuối cùng, chẳng thu hoạch được kết quả gì tốt đẹp cả. Trái lại, những kẻ có căn trí tầm thường, nhiều khi chậm lụt nữa , nhưng lại dễ thành công trên đường đời củng như trên đường đạo, vì họ biết thủ phận chịu khó khép mình vào kỷ luật, không tự mãn, tự cao. Những đệ tử của Phật, có ai có một địa vị xã hội hà tiện (đi gánh phân ) và một căn trí thấp thỏi như Ngài Ưu-Ba-Li !Thế mà Ngài Ưu-Ba-Li lại trở thành một đệ tử của Phật, đã thành một bậc hiền thánh, chỉ vì đã nghiêm trì giới luật! Ch úng ta đây, địa vị xã hội và căn trí chắc chắn không kém Ưu-Ba-Li, lẻ nào chúng ta không thu hoạch được thành quả tốt đệp như Ngài , nếu chúng ta củng tập nghiêm trì giới-luật như Ngài . 2.-Tịnh Ðộ Tông Tôn này thuộc về Ðại- thừa, chủ trương dạy người chuyên tâm niệm Phật đẻ được cảnh vãng sanh về Tịnh độ của Phật A-DI-Ðà. Do đó, tôn này mới có tên là Tịnh độ tôn. Ðây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng. Với pháp môn này, bất luận hạng người nào, trong thời gian nào, hoàn cảnh nào, củng có thể tu hành được cả. Nếu so sánh với con đường đi, thì tôn này là môt đại lộ bằng phẵng ,rộng rãi, mát mẽ, hành giả dễ đi mà mau đến, không sợ gặp nguy hiểm chướng ngại giữa đường. Bởi những lẻ ấy, nên từ xưa đến nay, đã có không biết bao nhiêu người chọn lựa pháp môn này để tu hành. Riêng ở Việt nam chúng ta, ngày xưa củng như hiện nay, có biết bao nhiêu người là môn đồ của tôn này. Ðó là lý do thúc đẩy chúng tôi gấp rút biên soạn bài này để giới thiệu " con đường tu thứ hai" trong mười tôn phái của Phật Giáo. 1.- Duyên Khởi Lập Tông Tịnh độ căn cứ vào những kinh điền gì để thành lập? Kinh điển mà Tịnh độ tôn đã y- cứ thì rất nhiều. Ơí đây chúng tôi chỉ xin nêu lên một ít bộ kinh căn bản, thường được nói đến thôi. Ðó là các bộ: 1.-Kinh vô lượng thọ: Kinh này được chép lại 48 lời thề nguyên của đức A-Di-Ðà , khi còn là một vị Tỳ kheo tên là Pháp Tạng. Nội dung của 48 lời thệ nguyện ấy là: sau khi thành Phật, ngài sẽ lập ra một quốc độ hết sức trang nghiêm thanh tịnh, để tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương Thế giới về đó, nếu những chúng sanh ấy thường niệm đến danh hiệu Ngài và thường cầu được vãn sanh về cõi tịnh độ của Ngài. 2.- Kinh Quán Vô lượng thọ: Kinh này chép rõ 16 Pháp quán và 9 Phẩm, để dạy người cầu được vãng sanh về cõi Tịnh độ. 3.- Kinh tiểu bổn A-Di-Dà:Kinh này lược tả cõi tiên giới Cực Lạc, trang nghiêm (Tịnh độ) khiến người sanh lòng ham mộ, phát nguyện tu theo pháp môn trì dân niệm Phật cho đến nhất tâm bất loạn để được vãng sanh về cõi ấy. Ba kinh trên này là ba bộ kinh chính; cổ nhân thường gọi là ba kinh Tịnh độ. Ngoài ra còn có các kinh khác như: Kinh Bửu tích chép việc đức Phật vì vua Tịnh phạn và bảy vạn người trong thân tộc, nói pháp môn trì dân niệm Phật để cầu sanh về Thế giới Cực lạc. Kinh đại bổn A-Di-Dà, Kinh Thập lục quán, kinh Ban châu niệm Phật, kinh Bi-Hoa, kinh Phương Ðẳng, kinh Hoa nghiêm.v.v.. Giáo điển về Tịnh độ truyền qua Trung Hoa rất sớm, nhưng đến đời Ðông-tấn nhờ Ngài Huệ-viễn đại sư ra công hoằng hóa, nên tôn này mới bắt đầu thịnh hành. Ngài là vị tổ đầu tiên ở Trung Hoa. Sau đó, các vị đạo sư danh tiếng như Ngài Ðàm loan, ngài Ðạo Xước, ngài Thiện-đạo.v.v.. đều dùng pháp môn này mà tu chứng và hóa độ rất nhiều người và mãi lưu truyền cho đến ngày nay. II. Bốn Cõi Tịnh Ðộ. Tịnh độ không phải chỉ có một cõi, mà rất nhiều cõi. Ðứng về phương diện phân tích, từ tế đến thô, có thể chia làm 4 cõi Tịnh độ sau đây: 1.- Thường tịch quang Tịnh độ: đây là cảnh giới mà Pháp thân Phật an trụ. Thường là không thay đổi, không sanh diệt, tức là Pháp thân Phật; Tịch là xa lìa các phiền não vọng nhiễm, tức là đức Giải thoát của Phật; Quang là chiếu sáng khắp cả mười phương, tức là đức Bát-nhã của Phật. Như thế là cõi Tịnh độ này đủ cả ba đức quý báu của Phật là Thường, Tịch và Quang, cho nên gọi là Thường tịch quang Tịnh độ. Cảnh Tịnh độ này không có hình sắc mà chỉ là chơn tâm. Vì bản thể chơn tâm, hay tánh viên giác thường vắng lặng, chiếu soi và thanh tịnh, nên gọi là Thường tịnh quang Tịnh độ. Chư Phật khi đã chứng được cảnh giới này rồi thì thanh và độ không hai, song vì căn cứ theo ba loại Tịnh độ sau đây mà gọi là có Thân, có Ðộ. Chứng đến chỗ này, nếu đứng về Thân thì gọi là Pháp Thân, còn về độ, thì gọi là Thường tịch quang Tịnh độ. Kinh Tinh danh, về lời sớ có chép: Tu nhơn hạnh về viên giáo, khi nhơn viên quả mãn, thành bực Diệu giác (Phật) sẽ ở cõi Thường tịch quang Tịnh độ. 2.- Thất-báo trang nghiêm Tịnh độ: hành giả trải qua ba số kiếp tích công lũy đức do phước báu tu hành nhiều đời dồn chứa lại, làm trang nghiêm cảnh giới chơn- thật nên gọi là Thật-báo trang nghiêm Tịnh độ. Cảnh giới Tịnh độ này là chỗ ở của Báo thân Phật. Kinh Quán-vô-lượng -thọ về lời sớ có chép: Tu-tập chơn-thật, cảm đặng quả báo tốt đẹp, cho nên gọi là Thật báo trang nghiêm. Bên Ðại-thừa Viên giáo thì cõi này là của các bậc Tam hiền (Trụ, Hạnh, Hướng); còn bên ngoài Ðại-thừa Biệt-giáo, thì đây là cõi các bậc từ Thập địa cho đến Ðẳng giác Bồ Tát. 3.-Phương tiện hữu dư Tịnh độ: Cảnh Tịnh độ này không phải là cứu cánh rốt ráo, mà chỉ là phương tiện. Ðây là cõi Tịnh độ của hàng Nhị thừa. Các vị này tuy đã dứt được kiến-hoặc và tư-hoặc trong ba cõi (Dục-giới, Sắc giới và Vô-sắc-giới ), nhưng còn dư lại hai hoặc là: vô-minh hoặc và trần-sa hoặc chưa trừ được, nên gọi là hữu-dư . Ðã là hữu-dư tức là chưa phải hoàn toàn cứu-cánh, nên gọi là cõi Tịnh độ này là Phương-tiện hữu-dư Tịnh độ . 4.- Phàm thánh đồng cư Tịnh độ: Ðây tức là cõi Tịnh độ của Ðưc Phật A-di-đà ở Tây-phương. Ðã gọi là Tịnh độ, hay Cực-lạc, tuy nhiên có đủ các đức thanh tịnh trang-nghiêm, không có bón ác thú. Nhưng đây vì Phật, Bồ Tát và các vị thượng thiện nhơn (thánh) cùng sống chung với chúng sanh mới vãng-sanh, chưa chứng được quả thánh (phàm) nên gọi là Phàm thánh đồng cư Tịnh độ . Vì phần đông tín-đồ Phật Giáo Việt-Nam và Trung Hoa trong khi tu về pháp môn Tịnh độ, đều nguyện sanh về cõi Tịnh độ này, tức là cõi Cực-lạc của Phật A-Di-Ðà, nên ở đây, chúng tôi xin căn cứ theo kinh Tiểu bổn A-Di-Ðà thuật lại lời Ðức-Phật Thích Ca đã tả về cảnh giới của cõi Tịnh độ này: ...Từ cõi Ta-bà này, cứ về hướng Tây, cách đây hơn mười muôn cõi Phật, có thế giới tên là Cực-lạc. Vị Giáo-chủ ở Thế-giới ấy là Phật A-di-đà, thường hay nói pháp. Cõi ấy có 7 lớp câu-lơn (tường-hoa) bảy lớp lưới giăng, bảy hàng cây xinh đẹp, có hồ thất bảo đầy nước tám công đức. Ðáy hồ toàn là cát vàng. Bốn phía bờ hồ đều cẩn vàng ngọc, châu báu. Trong hồ có hoa sen bốn màu lớn bằng bánh xe, hương thơm ngào ngạt, màu nào cũng có hào quang chiếu sáng. Quanh hồ, vươn lên những tòa lâu đài nguy nga, xinh đẹp làm toàn bằng thất bảo. Trên không trung hòa lẫn những bản nhạc thiêng, có những tiếng chim báu, do Phật họa hiện ra, để thuyết pháp luôn trong sáu thời cho dân chúng nghe. Người nghe rồi liền phát tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Không những chỉ có tiếng chim, mà cho đến tiếng nước chảy, gió thổi, cây reo, cũng đều phát ra tiếng phát nhiệm mầu. Cảnh giới Cực-lạc tốt đẹp, trang nghiêm như thế là do công đức của Phật A-Di-Dà (1) là vị giáo chủ của cõi ấy và các vị Bồ tát, Thánh chúng chung nhau tạo thành chữ A-Di-Dà người Trung Hoa dịch là Vô lượng thọ, hay Vô lượng quang, nghĩa là đức Phật này sống lâu không lường và hào quang chiếu sáng cũng không lường. (1) Chữ A-Di-Ðà, người Trung Hoa dịch là "vô lượng thọ" hay "vô lượng quang", nghĩa là Ðức Phật này sống lâu không lường và hào quang chói sáng cũng không lường III.- Ba Yếu Tố Ðể Cầu Sanh Tịnh Ðộ Muốn được vãng-sanh, về cõi Tịnh độ nói trên, hành giã phải chuẩn bị ba yếu tố sau đây là: Tín, Nguyện và Hành. Ba yếu tố này thường được gọi là ba món tư-luơng (Lương phạn đi đường). Nếu thiếu một món ăn nào, hành-giả củng không thể tu hành có kết quả được. 1.-Thế nào là Tín? -Tín là đức tin vững chắc, không gì lay chuyển được Ðức tin rất quan trọng va fcần thiết cho người tu hành. Kinh Hoa-Nghiêm có dạy: Tin là mệ sanh ra các công đức . Nhờ đức tin mà quả Bồ-đề có thể thành tựu được. Tin có ba phần: a). Tin Phật: Tin rằng Phật là đấng hoàn toàn sáng suốt, biết các viẹc sáng suốt, biết các việc quá khứ, hiện tại và vị lai, thấy hết thảy hằng sang thế giới, hiểu biết các pháp một cách rõ ràng. Tin răng fdo lòng từ-bi muốn cứu khổ sanh-tử luân hồi cho chúng sanh, mà Phật Thích Ca nói pháp môn niệm Phật, để chúng sanh thực hành theo người mà được chúng sanh vãng-sanh về Tịnh độ. Tin rằng lời dạy của Ðức-Phật Thích- ca không hư đối, Ðức-Phật A-Di-Ðà và cảnh Tịnh độ đều có thật. b). Tin Pháp: Tin rằng pháp-môn niệm Phật là pháp-môn dễ tu, dễ chứng, có bảo đảm chắc chắn. Tin rằng 48 lời thệ nguyền của Phật A-Di-Ðà có đầy đủ hiệu lực để ccứu độ chúng sanh, và nếu ta thực hành đúng theo pháp môn này, chắc chắn sẽ được vãng-sanh về cõi Tịnh độ của Phật A-Di-Ðà. c). Tin mình: Tin rằng mình có đầy đủ khả năng và nghị lực để tu theo pháp-môn này. Tin rằng nếu mình thực-hành đúng như lời Phật Thích-Ca đã chỉ dạy trong kinh A-Di-Ðà, chuyên trì danh hiệu Phật A-Di-Ðà cho đến nhất tâm bất loạn thì khi lâm-chung chắc chắn thế nào mình củng sẽ được sanh về cõi Tịnh độ. 2.-Thế nào là nguyện? Nguyện là lời hứa-hẹn, sự ước ao, là chí nguyện, mong muốn thực hiện những điều chân chính. Nguyện là sức hút của đá nam châm, là cánh buồm căng gió của chiếc thuyền, àl cái chong chóng của máy bay. Nguyện là động cơ thúc đẩy cho con người tu hành mau đêá mục đích. Nguyện quan trọng như thế, nên hành-giả phải lập nguyện cho vững bền, luôn luôn kiên tâm, trì chí tu theo pháp-môn niệm Phật này, ngày đêm chuyên niệm Phật không ngớt, thiết tha mong cầu được sanh về cõi Tịnh độ của Phật A-Di-Ðà. Ðể có một ý-niệm về chữ nguyện , chúng tôi xin trích ra sau đây ba lời nguyện, trong 48 lời nguyện của Phật A-Di-Ðà, khi còn làm Pháp-tạng Tỳ-Kheo: - Sau khi ta thành Phật, chúng sanh ở mười phương một lòng tin ưa, muốn về cõi ta, từ một niệm cho đến mười niệm, nếu chúng sanh ấy không đặng vãng-sanh, thì ta thề không thành bậc Chánh-Giác, chỉ trừ những người phạm tội ngũ nghịch và chê bai Chánh-pháp . - Nếu ta đặng thành Phật, chúng sanh ở mười phương pháp-giới phát tâm Bồ-Ðề, tu các công đức, một lòng phát-nguyện, muốn sanh về cõi nước ta, gia như ta không cùng với đại chúng đoanh vây hiện ra ở trước mắt chúng sanh ấy, thời ta thề không thành bậc Chánh-giác . Nếu ta đặng thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu ta, chuyên niệm cõi nước ta, mà nếu không được thỏa nguyện, thì ta thề không thành bậc Chánh-Giác . 3.-Thế nào là Hành?- Hành là thực-hành, làm theo. Nếu tin (tín) mà không ước ao, mong muốn (nguyện) thì chỉ là tin suông, vô bổ. Nhưng nếu ước ao, mong muốn (nguyện) mà không làm (hành) thì chỉ ước ao, mong muốn ảo-huyền, không đi đến kết quả gì. Bởi thế, Tín, Nguyện,Hành ba yếu tố căn bản này bao giờ củng phải có đủ, mới đủ điều kiện vãng-sanh Tịnh độ. Cũng như cái đảnh, phải có đủ ba chân mới đúng vững được, thiếu một chân, tất phải ngã. IV.-Phương Pháp Tu Về Tịnh Ðộ Sau kh đã chuẩn bị đủ ba yếu tố hay ba món tư lương Tịnh độ nói trên, chúng ta phải hạ thủ công phu ngay. Nhưng muốn cho có hiệu quả, chúng ta cần hiểu rỏ phương pháp tu hành. Vvẫn biết rằng pháp-môn niệm Phật là một pháp-môn rất giản dị, chỉ cần niệm Phật là đủ. Nhưng niệm Phật củng có nhiều cách, nhiều loại, mà chúng tôi xin dẫn một ìt phương phát sau đây: 1.-Trì-danh niệm Phật: -Trong lối niệm Phật này, hành-giả chỉ chuyên tâm trì-niệm danh hiệu của Phật A-Di-Ðà. Mỗi ngày từ khi mới thức dậy cho đến lúc đi ngũ, hành-giả phải chớ niệm luôn, không cho xen hở. Khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi ăn, trước khi ngũ, hành-giả đừng bao giờ quên niệm Phật. Ngoài ra muốn có hiệu quả hơn, hành-giả cần phải xem phương pháp Kinh hành niẹm Phật (xem nghi thức kinh hành niệm Phật). Mỗi khi niệm xong, hành-giả đều hồi hương cầu sanh Tịnh độ. 2.- Tham-cứu niệm Phật: -Trong lối tu này, hành-giả phải tham khảo cứu-xét suy nghiệm câu niệm Phật. Như khi niệm Nam-mô A-Di-Ðà Ðà Phật , hành-giả phải quán-sát câu niệm Phật này, từ đâu mà đến, đến rồi sẽ đi về đâu? Niệm đây là niệm ai v.v..? Nhờ sự chuyên tâmchú ý tham khảo một câu niệm Phật như thế, nên sóng vọng-tưởng dần dần chìm lặng, nước hiện tâm hiện bày, hành-giả được nhất tâm bất loạn , đến khi lâm chung, sẽ được sanh về cảnh-giới của Phật. Pháp niệm Phật này giống như pháp tham cứu câu thoại đầu bên Thiền-tôn, nên gọi là tham-cứu niệm Phật . 3.- Quán-tương niệm Phật: Trong lối tu này, hành-giả chăm chú quan sát hình tượng của Phật. Hành-giả ngồi trước tượng Phật, chú tâm chiêm ngưỡng, quan sát các tướng tốt mà liên tưởng các đức-tánh của Phật. Như khi chiêm ngưỡng đôi mắt Phật, thì liên tưởng tới trí huệ của Phật; khi chiêm ngưỡng nụ cười hiền hòa của Phật, thì liên tưởng đến đức tánh từ bi, hỷ-xã của Phật. Nhờ quán trí huệ của Phật mà tánh Si của hành-giả phai dần; nhờ quán từ-bi của Phật mà tánh Sanh của hành-giả bớt dần ...Hễ quán thêm một đức-tánh tốt của Phật, thì một tánh xấu của hành-giả được bớt đi. Tánh của Ðức-Phật như tia sáng mặt trời, tánh xấu của hành-giả như vết mực; tia sáng mặt trời càng sáng nhiêìu va fcàng chiếu rọi lâu ngày, thì vết mực càng phai nhanh. Tóm lại, nhờ sự chú tâm quán các tướng tốt trên hình tượng của Phật, mà các đức tánh như từ-bi, hỷ-xả, bình-dẳng, lợi tha được huân-tập, thấm nhuần vào tâm hành giả; lâu ngày, tâm hành-giả sẽ thanh-tịch, lọc sạch những niệm ác độc và sẽ giống tâm Phật, được vãng-sanh về cõi Phật. 4.-Quán-tưởng niệm Phật:- Trong lối tu này, hành-giả ngồi yen một chỗ, mặc dù không có hình tượng Phật trước mặt, mà hành-giả quán tưởng như có Ðức-Phật A-Di-Ðà, cao lớn đứng trên hoa sen, phóng tỏa hào quang như tấm lụa vàng, bao phủ cả thân hình mình. Hành-giả ngồi ngay thẳng, hai tay chắp lại, củng tưởng mình ngồi trên tòa-sen, được Phật tiếp dẫn. Hành-giả chuyên chú quán tưởng mãi mãi như thế; đi, đứng, nằm, ngồi củng không dừng nghĩ, cho đến khi nào, mở mắt hay nhắm mắt cũng đều thấy Phật, tức là páhp quán đã thuần-thục. Khi lâm chung, hành-giả chắc chắn sẽ được vãng-sanh về Tịnh độ. Trong kinh Quán Phật tam-muội chép rằng: Phật vì Phụ-vương, nói pháp quán-tưởng bạch hào .... Quán-tưởng bạch-hào nghĩa là quán-tưởng lông trắng có hào quang sáng chiếu, giữa hai chân mày của Phật, như trăng thu tròn đầy, trong suốt như ngọc lưu ly. Ðây là một phương pháp quán tưởng niệm Phật. 5.-Thật tướng niệm Phật:- Thật tướng niệm Phật là niệm Phật đã đạt đến bản thể chơn tâm. Chơn tâm không sanh diệt, không khứ lai, không hư không giả, cho nên gọi là"thật tướng ". Trong năm pháp niệm Phật trên này, thì bốn pháp trước đều thuộc về sự, có niệm có tu; còn pháp thứ năm ( thật tướng niệm Phật ) là thuộc về lý: không còn, niệm còn tu, không còn năng sở, cao siêu hơn cả. Niệm Phật đến chỗ này mới hoàn toàn rốt ráo. Nhưng, hành giả phải luôn luôn nhớ rằng: nhờ có Sự , Lý mới hiển. Trước hết phải tu bốn pháp niệm trên, cho đến khi thuần thục, không còn thấy có mình là người niệm, Phật là vị bị niệm, chỉ có một tâm yên lặng chiếu soi, không năng sở, bi thử, không hữu, khong vô. Ðến chỗ này, kinh Di-Ðà gọi là"được nhất tâm bất loạn". Kinh Tứ thập nhi chương chép; "niệm đến chỗ vô niệm, mới là chơn niệm".
Trong năm pháp niệm Phật trên đây, từ xưa đến nay, người tu Tịnh độ, thường lựa pháp môn danh trì, là một pháp môn dễ hạ thủ công phu, hành giả ở trình độ nào, chỗ nơi nào hay lúc nào, củng đều có thể tu được. Thật là một pháp môn rất thù thắng.