Sách (2)


Xem mục lục

ĐOẠN I
CHỈ VỀ TRÁI VỚI GIÁC-TÍNH, HỢP VỚI TRẦN-TƯỚNG

“Phú-lâu-na, ông đem cái sắc, cái không, mà lấn-cướp lẫn nhau nơi Như-lai-tạng, thì Như-lai-tạng theo ông làm sắc, làm không, cùng khắp pháp-giới; vậy nên trong ấy, gió thổi thì động, hư-không thì lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối: Chúng sinh mê-lầm, trái với giác-tính, hợp với trần-tướng, cho nên phát ra trần-lao, có các tướng thế-gian.”

ĐOẠN II
CHỈ TÍNH DIỆU-MINH HỢP VỚI NHƯ-LAI-TẠNG

“Tôi lấy tính diệu-minh, không diệt không sinh, hợp với Như-lai-tạng, thì Như-lai-tạng chỉ là tính-giác-diệu-minh, soi khắp pháp-giới; vậy nên trong ấy, một là vô-lượng, vô-lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, đạo-trường bất-động cùng khắp thế-giới mười phương, thân trùm cả hư-không vô-tận mười phương, nơi đầu một mãy lông, hiện ra cõi Bảo-vương, ngồi trong vi-trần, chuyển bánh xe pháp lớn; diệt trần-tướng, hợp giác-tính, nên phát ra tính-giác chân-như nhiệm-mầu sáng-suốt.

ĐOẠN III
CHỈ NHƯ-LAI-TẠNG LÀ “PHI” TẤT-CẢ

“Nhưng Như-lai-tạng bản-tính diệu-viên, không phải là tâm, là không, là địa, là thủy, là phong, là hỏa; không phải là nhãn, là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không phải là sắc, là thanh, hương, vị, xúc, pháp; không phải là nhãn-thức-giới, cho đến không phải là ý-thức-giới; không phải là minh, là vô-minh, là hết minh, là hết vô-minh, cho đến không phải là lão, là tử, là hết lão tử; không phải là khổ, là tập, là diệt, là đạo; không phải là trí, là đắc; không phải là bố-thí, là trì-giới, là tinh-tiến, là nhẫn-nhục, là thiền-định, là trí-tuệ, là Ba-la-mật-đa, cho đến cũng không phải là Như-lai, là Ứng-cúng, là Chính-biến-tri; không phải là Đại-niết-bàn, là đức Thường, đức Lạc, đức Ngã, đức Tịnh, vì cái đó, đều không là các pháp thế-gian và xuất-thế-gian vậy.”

ĐOẠN IV
CHỈ NHƯ-LAI -TẠNG “TỨC” LÀ TẤT-CẢ

“Tức cái bản-tính minh-diệu Như-lai-tạng, cũng tức là tâm, là không, là địa, là thủy, là phong, là hỏa; tức là nhãn, là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; tức là sắc, là thanh, hương, vị, xúc, pháp; tức là nhãn-thức-giới, cho đến là ý-thức-giới; tức là minh, là vô-minh, là hết minh, là hết vô-minh, cho đến tức là lão, là tử, là hết lão tử; tức là khổ, là tập, là diệt, là đạo; tức là trí, là đắc; tức là bố-thí, là trì-giới, là tinh-tiến, là nhẫn-nhục, là thiền-định, là trí-tuệ, là Ba-la-mật-đa, cho đến tức là Như-lai, là Ứng-cúng, là Chính-biến-tri; tức là Đại-niết-bàn, là đức Thường, đức Lạc, đức Ngã, đức Tịnh; do cái đó, tức là các pháp thế-gian và xuất-thế-gian vậy.”

ĐOẠN V
CHỈ RA NGOÀI CÁC NGHĨA “PHI” VÀ “TỨC” VÀ PHẢI NHỜ ĐẾN NGÓN TAY HAY.

“Tức cái tính-giác diệu-minh Như-lai-tạng, rời cả các nghĩa “tức”, “phi” và cũng là “tức”, là “phi”; làm sao chúng-sinh ba cõi thế-gian và các hàng Thanh-văn, Duyên-giác xuất-thế-gian, lấy cái tâm hay-biết sự vật, mà đo-lường được vô-thượng Bồ-đề của Như-lai, dùng tiếng nói thế-gian, mà vào được tri-kiến của Phật. Ví như, những cây đàn cầm, sắt, không-hầu, tỳ-bà, tuy có tiếng hay, nhưng nếu không có ngón tay hay, thì rốt-cuộc cũng không phát ra được. Ông cùng chúng-sinh thì cũng như vậy. Tâm-tính chân-thật, mỗi người đều đầy-đủ, nhưng khi tôi ấn ngón tay, thì hải-ấn phát ra hào-quang, còn các ông tạm móng tâm lên, thì trần-lao đã nổi, do vì không siêng-năng cầu đạo vô-thượng-giác, ưa nhớ tiểu-thừa, được một ít đã cho là đủ”.

Xem mục lục
Chùa Việt
2015-02-08-08-44-27ChuaThienLam.jpg
2015-02-07-16-37-55MatTienCHua.jpg
2015-02-07-15-27-02ToanCanhChua.jpg
2015-02-08-08-36-42ToanCanhChua.jpg
2015-02-07-15-44-01ChuaBuuNghiem.jpg
2015-02-07-15-35-44MatTIenChua.jpg
2015-02-07-15-38-52MatTienChua2.jpg
2015-02-07-16-19-41ChuaTrungKhanh.jpg
2015-02-07-15-59-01MatTienChua.jpg
2015-02-08-08-34-29CHuaDieuVien.jpg
2015-02-07-15-28-11ChuaHongPhuoc.jpg
2015-02-07-16-25-47ChuaThienHung.jpg